Nhặt củi, tắt đèn, vặn ngược lò sưởi: Châu Âu gấp rút chuẩn bị cho mùa đông

Thứ ba, 27/09/2022 11:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khủng hoảng năng lượng đang thực sự là nỗi “đau đáu” trong lòng các Chính phủ và người dân tại châu Âu.

Mùa đông lạnh giá và nỗi lo thiếu năng lượng

Một mùa đông lạnh giá trong cơn khủng hoảng năng lượng: các văn phòng dần trở nên lạnh giá, loạt tòa nhà lịch sử chìm vào tăm tối, nhiều người dân “bỏ bữa” chỉ vì muốn “tận hưởng niềm vui của sự đủ đầy năng lượng”

Sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga đã biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng, trong những tháng gần đây khối đã ghi nhận mức giá cả tăng đột biến và dao động dữ dội.

nhat cui tat den van nguoc lo suoi chau au gap rut chuan bi cho mua dong hinh 1

Chi nhánh tiệm bánh của cô Ernst ở Neu Isenburg, Đức vật lộn để "tồn tại". Ảnh: AP.

Ở khu vực “nghèo” Đông Âu, mọi người dân đang tích cực trữ củi, trong khi ở tại những nơi giàu có hơn, việc chờ đợi một máy bơm nhiệt tiết kiệm năng lượng có thể mất nửa năm. Hơn nữa, nhiều các doanh nghiệp không thể biết họ có thể “gồng gánh” thêm bao nhiêu nữa.

Richard Kovacs, giám đốc phát triển kinh doanh của chuỗi cửa hàng bánh mì kẹp thịt tại Hungary, cho biết: “Chúng tôi không thể tắt đèn và bắt khách ngồi ăn trong bóng tối. Để có thể kinh doanh, cửa hàng chúng tôi đã nỗ lực rất lớn, trong đó một số cửa hàng sẽ phải đối mặt với hóa đơn tiền điện tăng 750% kể từ đầu năm”.

Ngay cả khi có khí đốt vào mùa đông này, giá cao đã thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng ít hơn và buộc một số nhà máy sử dụng nhiều năng lượng như nhà máy sản xuất thủy tinh phải đóng cửa.

Được biết, những người nông dân tại Hà Lan – nhà phân phối chủ chốt thực phẩm mùa đông cho châu Âu đã và đang phải đối mặt với nhiều hiện thực đáng buồn: ngừng sản xuất hoặc chịu lỗ sau khi chi phí sưởi ấm bằng khí đốt và đèn điện tăng vọt.

Trong khi đó, tại Đan Mạch, Grigor Iliev, nhân viên kế toán nghỉ hưu, 68 tuổi và vợ ông đã quyết định không dùng hệ thống sưởi trung tâm, thay vào đó sẽ mua bộ thiết bị sưởi điều hòa không khí kết hợp cho căn hộ hai phòng của họ. Ông nói: “Đó là một thiết bị đắt tiền, nhưng về lâu dài, chúng tôi sẽ thu hồi vốn đầu tư của mình”

Thậm chí, hiện tại, các doanh nghiệp đang cố gắng trụ vững mà không làm khách hàng xa lánh. Klara Aurell, chủ sở hữu của hai nhà hàng ở Prague, cho biết cô ấy đã làm tất cả những gì có thể để tiết kiệm năng lượng; từ sử dụng bóng đèn LED, tắt đèn vào ban ngày, sưởi ấm chỉ khi trời thật lạnh, sử dụng nước hạn chế”.

Tại Hungary, tiệm bánh Babushka Artisanal dành cho người sành ăn ở một quận giàu có ở Budapest đã phải tăng giá 10%, đồng thời sử dụng ít máy lạnh hơn mặc dù phải trải qua mùa hè nóng kỷ lục.

“Chi phí năng lượng tăng gấp hai lần vẫn phù hợp với hoạt động kinh doanh và tính toán của chúng tôi,” cô nói. “Nhưng trong trường hợp tăng gấp 3-4 lần, chúng tôi sẽ thực sự cần suy nghĩ về việc liệu chúng tôi có thể tiếp tục điều này hay không”.

Chính phủ EU đang hành động ra sao?

Với chi phí cao và nguồn cung năng lượng eo hẹp, châu Âu đang triển khai các chương trình cứu trợ và các kế hoạch làm rung chuyển thị trường điện và khí đốt tự nhiên.

Theo một phân tích từ tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels, các quốc gia đã phân bổ 500 tỷ euro để giảm bớt các hóa đơn điện nước cao kể từ tháng 9 năm 2021, và họ đang viện trợ cho các dịch vụ tiện ích không có khả năng mua khí đốt để hoàn thành hợp đồng của họ.

Các Chính phủ đã sắp xếp nguồn cung cấp khí đốt bổ sung từ các đường ống chạy đến Na Uy và Azerbaijan và tăng cường mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng đắt tiền được vận chuyển bằng tàu biển, phần lớn từ Mỹ.

Đồng thời, EU đang cân nhắc các biện pháp can thiệp quyết liệt như đánh thuế lợi nhuận thu được từ các công ty năng lượng và cải tạo thị trường điện để chi phí khí đốt tự nhiên ít đóng vai trò hơn trong việc xác định giá điện.

Câu hỏi đặt ra là liệu các nỗ lực cắt giảm lượng điện tiêu thụ có thể giúp các Chính phủ tránh phân chia khẩu phần khí đốt và mất điện kéo dài sau khi Nga cắt giảm lượng khí đốt tự nhiên cần thiết để sưởi ấm nhà cửa, vận hành các nhà máy và sản xuất điện chỉ bằng 1/10 so với trước khi tấn công Ukraine hay không.

Đối với tình hình “rối như tơ vò”, các chính phủ đã làm việc chăm chỉ để tìm nguồn cung cấp mới và tiết kiệm năng lượng, với các cơ sở lưu trữ khí đốt hiện đã đầy 86% trước mùa sưởi ấm mùa đông - đạt mục tiêu 80% vào tháng 11.

Tuy nhiên, khả năng vượt qua mùa đông của châu Âu cuối cùng chỉ có thể phụ thuộc vào thời tiết và những gì xảy ra ở Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 đã khiến các lĩnh vực lớn của nền kinh tế Trung Quốc ngừng hoạt động và đồng nghĩa với việc ít cạnh tranh trong việc nhập các nguồn năng lượng khan hiếm hiện tại.

Trong khi đó, nguồn cung khí đốt “lung lay” đang khiến các quốc gia EU thi nhau kích hoạt lại các nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm, trong khi, các nhà môi trường cho rằng năng lượng tái tạo mới chính là “lối thoát lâu dài”.

Dù châu Âu bác bỏ Nga là nhà cung cấp năng lượng nhưng hiện tại Tổng thống Vladimir Putin vẫn có đòn bẩy (xuất khẩu khí đốt của Nga vẫn chảy đều và một mùa đông khó khăn có thể làm trỗi dậy các cuộc biểu tình).

Ở Bulgaria, quốc gia nghèo nhất trong số 27 thành viên của EU, chi phí năng lượng tăng cao buộc các gia đình phải cắt giảm chi tiêu trước mùa đông để đảm bảo có đủ tiền mua thực phẩm và thuốc men.

Theo văn phòng thống kê Eurostat của EU, hơn 1/4 trong số 7 triệu người dân Bulgaria không đủ tiền để sưởi ấm cho ngôi nhà của họ, mức cao nhất trong khối 27 quốc gia do các tòa nhà cách nhiệt kém và thu nhập thấp.

Gần một nửa số hộ gia đình tại quốc gia này sử dụng củi vào mùa đông như một loại nhiên liệu rẻ nhất và dễ tiếp cận nhất, nhưng nhu cầu tăng cao và lạm phát phi mã đã khiến giá cả cao hơn mức của năm ngoái.

Tại Thủ đô Sofia, nơi gần nửa triệu hộ gia đình có hệ thống sưởi do các nhà máy trung tâm cung cấp, nhiều người đã tìm kiếm các lựa chọn khác sau khi công bố tăng giá 40%.

Lê Na (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp