Nhiều rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao

Thứ hai, 19/08/2019 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Phó thủ tưởng Vương Đình Huệ, hiện các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp hầu như chưa được xếp hạng tín nhiệm, trong khi lãi suất một số đợt phát hành từ 13 - 14%/năm, thậm chí lên tới 15%/năm, cao hơn so với lãi suất cho vay của ngân hàng nên tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư.

Khi lượng trái phiếu phát hành ngày càng tăng và với lãi suất cao, thì rủi ro đi kèm cũng sẽ lớn (Ảnh minh họa)

Khi lượng trái phiếu phát hành ngày càng tăng và với lãi suất cao, thì rủi ro đi kèm cũng sẽ lớn (Ảnh minh họa)

Thời gian qua, trong khi Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực hạn chế dòng tiền chảy vào các kênh tăng trưởng “nóng” và phát triển nhờ cung tiền như bất động sản thì nhiều doanh nghiệp bất động sản lại đồng loạt huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất từ 13% - 15%.

Điều này đã tạo ra những lực cản giữa kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu của hệ thống ngân hàng và việc tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản. Để tháo gỡ những xung đột này, các doanh nghiệp bất động sản đã tập trung vào lĩnh vực phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 

Nhằm giảm phụ thuộc vào vốn ngân hàng, góp phần giúp thị trường vốn phát triển lành mạnh và hiệu quả, việc thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, khi lượng trái phiếu phát hành ngày càng tăng và với lãi suất cao, thì rủi ro đi kèm cũng sẽ lớn.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm chủ đề về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020 tổ chức mới đây, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đang trong xu hướng phát triển, thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư cá nhân cũng như tổ chức.

Tuy nhiên, với các nhà đầu tư cá nhân, ông Thành khuyến cáo cần tìm mua trái phiếu các doanh nghiệp có uy tín, đồng thời tìm hiểu kỹ về đơn vị bảo lãnh phát hành, tránh chỉ tập trung vào lãi suất cao, bởi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp ở mức cao thì cũng đồng nghĩa với rủi ro cao.

Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch HÐQT Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) cũng đưa ra nhận định, lãi suất huy động của ngân hàng hiện nay phổ biến từ 6 - 7%/năm - là mức cao nhất và ở kỳ hạn dài ngày, trong khi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp mà chủ yếu được phát hành bởi các doanh nghiệp bất động sản lên đến 13 - 14%/năm, tức gấp đôi lãi suất huy động là một điều cần lưu ý. Ðó là chưa kể, việc ngân hàng đứng ra bảo lãnh nhưng không thông tin là bảo lãnh cả vốn lẫn lãi, hay chỉ bảo lãnh một phần khi phát hành cũng là yếu tố gây rủi ro.

Dù đánh giá mặt tích cực của trái phiếu doanh nghiệp trong cung cấp vốn cho thị trường, nhưng Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ lưu ý, nếu không kiểm soát tốt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì sẽ gây rủi ro, ảnh hưởng tới thị trường tín dụng và cân đối vĩ mô.

Theo Phó Thủ tướng, hiện các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp hầu như chưa được xếp hạng tín nhiệm, trong khi lãi suất một số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ 13 - 14%/năm, thậm chí lên tới 15%/năm, cao hơn đáng kể so với lãi suất cho vay của ngân hàng, nên tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân vốn hạn chế về khả năng nắm bắt thông tin về doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tài sản và tài sản hình thành từ nguốn trái phiếu cũng chưa được định giá bởi các tổ chức độc lập và khó xác minh tranh chấp pháp lý. Ðồng thời, vốn huy động có thể sử dụng chưa đúng mục đích do chưa có báo cáo sử dụng vốn có ý kiến của kiểm toán...

Ðể thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, là kênh dẫn vốn hiệu quả, Phó Thủ tướng Vương Ðình Huệ giao Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi để trình Quốc hội thông qua. Trong đó, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu rà soát quy định cụ thể về phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, có năng lực phân tích tài chính và khả năng đánh giá rủi ro.

6 tháng đầu năm 2019, tổng mức phát hành trái phiếu doanh nghiệp là 116.085 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, các ngân hàng thương mại phát hành 36.700 tỷ đồng (chiếm 36%), doanh nghiệp bất động sản là 22.122 tỷ đồng (19%), lượng phát hành của công ty chứng khoán chiếm 3,5%, còn lại là các doanh nghiệp khác.

Đức Minh

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp