Nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục được ban hành không phù hợp với thực tiễn

Thứ hai, 04/09/2023 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Báo cáo của Đoàn giám sát gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy nhiều văn bản trong lĩnh vực giáo dục ban hành chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Cụ thể, Đoàn giám sát nhận thấy quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng cử nhân trở lên chưa phù hợp với tình hình thực tế của giáo viên dạy các môn học đặc thù như ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật, âm nhạc;

Việc thiếu nguồn tuyển dụng ở các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

nhieu van ban lien quan den linh vuc giao duc duoc ban hanh khong phu hop voi thuc tien hinh 1

Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng cử nhân là không phù hợp với thực tiễn (ảnh nguồn Internet).

Quy định về tài liệu giáo dục địa phương giao nhiệm vụ thẩm định cho Hội đồng cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt nhận được nhiều kiến nghị của các địa phương đề nghị phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thẩm định, phê duyệt.

Nghị quyết số 122/2020/QH14 ngày 19/6/2020 Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV quy định: Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó.

Tuy nhiên, triển khai thực tế đã có những bất cập, do Bộ Giáo dục và Đào tạo không biên soạn 1 bộ sách giáo khoa, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm Nhà nước trong quản lý, phát triển nội dung;

Quản lý, điều tiết giá sách giáo khoa và việc thực hiện chính sách xã hội với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; biên soạn được sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số.

Văn bản của Chính phủ Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ quy định về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập: Các văn bản này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục 1998, tuy nhiên, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đã hết hiệu lực.

Mức phụ cấp giáo viên còn thấp, chưa tương xứng, chưa thu hút người giỏi vào nghề giáo.

Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 quy định lộ trình thực hiện nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa tính toán đầy đủ đến lộ trình đào tạo của các trường cao đẳng sư phạm (các đối tượng đang được đào tạo tại các trường cao đẳng sư phạm);

Gây khó khăn cho các sinh viên đang theo học hoặc vừa tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng sư phạm.

Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ quy định về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế quy định về thời hạn tuyển dụng hợp đồng đối với giáo viên là quá ngắn (12 tháng), gây khó khăn cho việc tuyển dụng giáo viên để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên ở nhiều địa phương.

Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm, trong đó có việc xác định nhu cầu đào tạo, giao nhiệm vụ, đấu thầu, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chưa đồng bộ với các quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, việc tuyển dụng thực hiện thông qua thi tuyển và xét tuyển.

Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định định mức học sinh/lớp và giáo viên/lớp, là căn cứ để Bộ xác định nhu cầu biên chế giáo viên và tính số lượng biên chế giáo viên còn thiếu trong cả nước.

Tuy nhiên, định mức quy định chưa sát thực tiễn, biên chế tính theo lớp học và yêu cầu bố trí biên chế giáo viên tối đa/lớp, dẫn tới việc xác định nhu cầu giáo viên và số giáo viên còn thiếu là rất lớn; trong thực tiễn, đa số các địa phương đều không bố trí đủ định mức học sinh/lớp;

Có những địa phương bố trí học sinh/lớp thấp hơn nhiều so với quy định;

Định mức học sinh/lớp và giáo viên/lớp được quy định và áp dụng chung cho cả nước, không phân biệt vùng, miền gây khó khăn cho việc thực hiện chủ trương sắp xếp, cơ cấu lại trường, lớp và tinh giản biên chế của Đảng, Nhà nước và yêu cầu của thực tiễn.

Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT chưa quy định cụ thể nội dung các khâu trong quy trình biên soạn sách giáo khoa, chưa quy định cụ thể về thời lượng và quy mô thực nghiệm sách giáo khoa dẫn đến việc thực nghiệm sách giáo khoa không được tiến hành bài bản, thống nhất, nhiều lỗi của sách giáo khoa chỉ đến khi đưa vào sử dụng mới phát hiện được.

Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định, tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, diện tích đất của các cơ sở giáo dục (theo từng cấp học) được quy định theo số lượng học sinh;

Tuy nhiên, Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao, diện tích đất của các cơ sở giáo dục được quy định theo tổng diện tích tương ứng với từng cấp học và loại hình trường học.

Như vậy, quy định giữa hai Thông tư về định mức, tiêu chuẩn sử dụng về diện tích đất của các cơ sở giáo dục và đào tạo còn chồng chéo, thiếu thống nhất.

  

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

(CLO) Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo, dự thảo nêu vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho cơ sở giáo dục buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà nhà giáo đang đảm nhận không còn và không thể thỏa thuận để bố trí việc làm khác.

Giáo dục
Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

(CLO) Một trong những điều nghiêm cấm nhà giáo đó là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật.

Giáo dục
Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

(CLO) Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên ra trường phải đủ điều kiện thực tập trong thời gian một năm sau đó được đánh giá hoàn thành mới được cơ quan tuyển dụng.

Giáo dục
Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

(CLO) Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đã đưa vào quy định lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu được thông qua đây được xem một bước đột phá trong chính sách giáo dục.

Giáo dục
Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

(CLO) Chiều ngày 17/5, UBND quận Lê Chân (Hải Phòng) đã phát đi văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường mần non An Dương tạm thời phân công nhiệm vụ khác đối với 3 giáo viên phụ trách lớp có cháu bé 5 tuổi bị bầm tím ở lưng.

Giáo dục