Những động lực để kinh tế Việt Nam tiếp tục “bứt tốc” trong năm 2021

Thứ năm, 28/01/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2020, Việt Nam không chỉ là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương mà còn được ghi nhận là một quốc gia chống dịch thành công bằng tinh thần cộng đồng mạnh mẽ, có khả năng thích ứng nhanh. Đây là một trong những lợi thế đã đưa Việt Nam “vượt bão” Covid-19 thành công trong năm qua.

5 động lực tạo đà cho kịch bản tăng trưởng 2021

Năm 2020, đại dịch Covid-19, đã tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 khiến tăng trưởng ở mức bình quân âm 3%. Trong đó, hầu hết các nền kinh tế lớn - ngoại trừ Trung Quốc tăng trưởng dương còn nước Mỹ âm 5,9%; Anh Quốc là 6,5%, riêng khối EU tăng trưởng âm 7,5%...

Kết thúc “năm đại dịch” 2020, Việt Nam không chỉ là một trong những số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương mà còn đạt được “mục tiêu kép” vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.

Theo bà Phó Thị Kim Chi - Phó ban Dự báo Kinh tế vĩ mô, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn được đánh giá là nền kinh tế có sức chống chịu thuộc nhóm tốt nhất khu vực và thế giới. Việt Nam là số ít các quốc gia duy trì mức tăng trưởng kinh tế dương (2,91%) trên thế giới, do những động lực chính từ phía cung và cầu.

Báo Công luận

Trong đó, một số ngành công nghiệp duy trì được tăng tưởng khá, như sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu và sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính…  Đặc biệt, thương mại điện tử, dịch vụ số, ngành nghề liên quan các thiết bị y tế, đồ bảo hộ... Riêng bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%...

Về phía cầu, tăng trưởng kinh tế được giữ bởi đầu tư công, tiêu dùng nội địa và thặng dư thương mại. Trong đó, đầu tư công trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP trong năm 2020 trong bối cảnh các nguồn lực khác bị tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Một nghiên cứu công bố mới đây cũng chỉ rõ, việc thúc đẩy đầu tư công năm 2020 đã hỗ trợ GDP tăng thêm 0,45%.

Xuất khẩu hàng hóa tăng chậm nhưng vẫn duy trì được tăng trưởng. Sự cải thiện tích cực ở thị trường Mỹ và Trung Quốc và một số thị trường đối tác CPTPP phần nào bù đắp được sự suy giảm ở hầu hết các thị trường khác.

Trên cơ sở đó, theo TS Nguyễn Xuân Thành, điểm sáng của năm 2021 để Việt Nam có thể nghĩ đến kịch bản kinh tế lạc quan gồm 5 “động lực”. Thứ nhất, điểm nổi bật trong nhiệm kỳ 2016-2020 ổn định vĩ mô và hỗ trợ kinh tế. Thứ hai, duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư doanh nghiệp tư nhân năm 2021 và những năm sau. Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 có giảm, nhưng điều quan trọng là Việt Nam vẫn hấp thu được dòng vốn nước ngoài vào mạnh. Thứ tư, số người mất việc làm đã làm giảm sức mua nhưng đây sẽ là động lực thúc đẩy chuyển đổi số.

Và cuối cùng, Việt Nam có nền kinh tế mở và thị trường xuất khẩu đa dạng. Năm 2020 xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc đã bù đắp suy giảm các thị trường khác. Tuy nhiên sang năm 2021 sẽ xuất khẩu mạnh sang EU và ASEAN nhờ các FTA được ký kết trong năm qua.

Khả năng thích ứng - Lợi thế của Việt Nam

Ngoài ra, có một thứ động lực tưởng như vô hình nhưng sẽ góp phần lớn quyết định những bước tăng trưởng mới trong nền kinh tế đó là khả năng thích ứng. Nhìn nhận về vấn đề này, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI từng nhận định trong các chỉ số về năng lực cạnh tranh của con người các tổ chức xưa nay thường nhấn mạnh đến chỉ số IQ và EQ nhưng bây giờ chúng ta mới thấy chỉ số thích ứng là chỉ số quan trọng nhất.

Vắc-xin Covid-19 sẽ là liều thuốc cho mọi nền kinh tế.

Vắc-xin Covid-19 sẽ là liều thuốc cho mọi nền kinh tế.

Việt Nam đã khống chế tương đối thành công dịch Covid-19 và tác động quá trình phục hồi cho thấy nền kinh tế Việt Nam ngoài những lợi thế cạnh tranh vốn có như quy mô thị trường, chất lượng nguồn nhân lực giá chưa cao... còn thể hiện một năng lực cạnh tranh rất quan trọng đó là khả năng thích ứng. Điều này cho thấy Việt Nam có thêm một năng lực cạnh tranh mới - đây cũng là một lợi thế để thu hút đầu tư, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Chính những động lực tưởng chừng là nhỏ nhoi của từng cá nhân cũng như doanh nghiệp đã “tạo đà” cho phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư “tự tin” đưa ra hai kịch bản tăng trưởng trong năm 2021 thêm phần tươi sáng. Theo đó, ở kịch bản cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt khoảng 6,17%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình khoảng 3,8%. Kịch bản này diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới hồi phục, khi đại dịch Covid-19 dần được khống chế.

Còn kịch bản khả quan, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%. CPI trung bình khoảng 4,2%. Kịch bản diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh và trong nước, các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trở lại quỹ đạo bình thường ngay trong năm 2021. Thêm vào đó, tận dụng được những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, luồng vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước khởi sắc trở lại, tăng trưởng đầu tư khu vực nhà nước đạt 8%.

Dự báo này càng được củng cố hơn khi trước đó nhiều tổ chức quốc tế như ADB đánh giá mức tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,1%, IMF là 6,5% hay HSBC dự báo với con số tích cực lên đến 7,6%...

Muốn tăng trưởng phải “sở hữu” vắc-xin Covid-19

Theo các chuyên gia kinh tế, bước sang năm 2021, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung gần như đã xác định “sống chung” với dịch. Nhưng để tăng trưởng kinh tế thì chắc chắn phải có vắc-xin.

Trong mắt nhà hoạch định chính sách, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, những thứ đe dọa và có thể kìm hãm tăng trưởng của Việt Nam hiện nay vẫn là Covid-19, căng thẳng thương mại và thiên tai. Đây đều là những yếu tố khó đoán định và vắc-xin Covid-19 sẽ là liều thuốc cho mọi nền kinh tế.

Năm 2021 những nước mua và tiêm được vắc-xin Covid-19 sẽ mở cửa và thông thương với nhau. Còn những nước không đủ tiền, không tiêm được vắc-xin thì không thể tham gia được vào sân chơi này nữa. Khi vắc-xin trở thành hàng hóa, sẽ có kẻ thắng người thua. Khi đó, các doanh nghiệp có vắc-xin và nước giàu sẽ thuộc về bên “quyết định cuộc chơi”, ông Phương nhấn mạnh.

Vắc-xin quyết định cuộc chơi nhưng thị trường tiêu thụ cũng không kém phần quan trọng, hiến kế cho vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, thị trường trong nước không thể tách rời với thị trường bên ngoài. Chúng ta phải xem thị trường trong nước kết nối với thị trường nước ngoài. Trong khi thị trường thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu tăng trưởng chậm ở các thị trường lớn như Mỹ, EU chưa thể hồi phục nhanh thì việc khai thác thị trường trong nước là rất quan trọng.

Cần đẩy nhanh việc đầu tư công, khai thác khu vực kinh tế tư nhân, liên kết doanh nghiệp nhỏ và vừa vào các chuỗi giá trị để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường” - ông Doanh nhấn mạnh.

Ngọc An

Tin khác

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp