Những lái xe Trung Quốc, Việt Nam đang nỗ lực ngày đêm nhằm phá ách tắc biên giới

Thứ bảy, 23/04/2022 10:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những người lái xe tải tại biên giới Trung Quốc – Việt Nam đang sáng tạo ra những biện pháp linh hoạt để chinh phục mê cung chuỗi cung ứng giữa biên giới Trung Quốc và Việt Nam nhằm mục đích cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết bị cho các khách hàng lớn như Samsung hay Adidas.

Thương mại giữa hai nước đã đình trệ vào tháng 12 năm ngoái sau khi Bắc Kinh kìm hãm biên giới để đóng cửa do đại dịch COVI19. Vì vậy, các nhà xuất khẩu Việt Nam muốn giảm tải hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc, dỡ các rơ-moóc chở container vận chuyển của mình xuống và để xe tải từ phía Trung Quốc hoàn thành chặng vận chuyển tiếp theo cho những lô hàng hóa ấy.

nhung lai xe trung quoc viet nam dang no luc ngay dem nham pha ach tac bien gioi hinh 1

Trung Quốc đã đóng băng các cửa khẩu biên giới, bao gồm cả với Myanmar và Lào, sau khi phát hiện có COVID-19 trên các lô hàng nhập khẩu. Ảnh” Getty Images.

Cuộc chạy đua tiếp sức này khá công phu và phức tạp, nó bao gồm việc khử trùng và các bước khác, nhằm cứu vãn các lô hàng của nhà máy bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng khóa mới nhất của Trung Quốc.

Việt Nam đã từ bỏ chiến lược zero-COVID nhưng Trung Quốc thì không, điều này đã gây ra lo ngại về một chuỗi cung ứng toàn cầu bị tắc nghẽn mới khi Trung Quốc phong tỏa các địa điểm từ cảng Thượng Hải đến biên giới Việt Nam.

Bà Trần Thị Hằng, một nhân viên hiện trường của Công ty Vận tải Thái Việt Trung cho biết hay: “Chúng tôi mong muốn tạo ra 'dòng chảy xanh' cho hàng hóa của các doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), đặc biệt là những mặt hàng quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và vận hành của các nhà máy.”

Bà Hằng đã gia nhập vào nhóm lái xe tải “không tiếp xúc” sau khi sự ùn tắc đình trệ tại các biên giới buộc các tài xế của Hằng phải chờ đợi tại đây nhiều ngày, đôi khi thời gian chờ này có thể lên tới một tháng rưỡi tại biên giới đất liền. Theo như bà Hằng ước tính, nơi mà bà Hằng đang hoạt động hiện có đến 500 phương tiện đang chạy không tải, giảm từ mức cao nhất là 2.000 tải trọng.

Cách thức hoạt động vận chuyển hàng hóa hiện nay như sau: Theo một văn bản của chính quyền tỉnh Lạng Sơn, một tài xế Việt Nam tháo container vận chuyển của mình tại bãi chế xuất, nơi chỉ có người điều khiển cần cẩu và nhân viên mặc đồ bảo hộ từ đầu đến chân mới có thể tiếp cận để chuẩn bị hàng hóa.

Sau đó, một chiếc xe thứ hai di chuyển container vào vị trí cho tài xế Trung Quốc, người này hoàn thành việc giao hàng và trả lại một container rỗng. Các xe tải sẽ phải đi qua một khu vực kỹ thuật để được khử trùng toàn bộ.

Công ty của bà Hằng mang các thành phần và vật liệu quan trọng có trong các thiết bị của LG và áo thun cao cấp của Nike. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa như vậy đã gây trở ngại cho các chuyến hàng dưa hấu, thanh long và các mặt hàng dễ hư hỏng khác đang được chính phủ hai bên biên giới ưu tiên.

Bà Hằng nói, các sản phẩm có giá trị như điện tử không nên bị đẩy xuống dưới danh sách ưu tiên, đồng thời cảnh báo rằng sự gián đoạn có thể ảnh hưởng đến việc tìm nguồn cung ứng linh kiện và đầu tư đa quốc gia.

Trung Quốc đã đóng băng các cửa khẩu biên giới, bao gồm cả với Myanmar và Lào, sau khi phát hiện có COVID-19 trên các lô hàng nhập khẩu. Việc ngừng hoạt động cũng kéo theo những ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại trong nước, với thời gian kiểm dịch kéo dài khiến các tài xế ngại vận chuyển hàng hóa qua các tỉnh.

Biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được những sự đồng thuận từ cấp chính quyền cao nhất, với việc các bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc và Việt Nam đã thảo luận qua điện thoại vào ngày 14 tháng 4. Hà Nội tóm tắt cuộc gọi trong một bài đăng trên web với tiêu đề nói rằng Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý “làm việc cùng nhau để tháo gỡ những trở ngại trong thông quan cửa khẩu”.

Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc cho biết, họ sẽ “xây dựng "làn đường xanh" thông thoáng hơn cho xuất khẩu nông sản chất lượng cao của Việt Nam sang Trung Quốc.

Việt Nam đã cố gắng xoa dịu sự bế tắc ở biên giới bằng cách số hóa các thủ tục giấy tờ và để các thanh tra hải quan làm việc vào ban đêm và ngày lễ, bên cạnh việc vận tải đường bộ không tiếp xúc.

Khi Việt Nam trong quá trình kiểm soát đại dịch COVID-19, quốc gia cũng đã phải đối mặt với sự xáo trộn ở Trung Quốc, nguồn cung cấp nhập khẩu lớn nhất của họ. Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong khi các mặt hàng khác đang phục hồi, thì nhập khẩu máy móc, dụng cụ và phụ tùng trong quý đầu tiên đã giảm 3% so với một năm trước đó. Những điều đó và sự chậm lại khác có tác động kích thích tới xuất khẩu trên khắp thế giới.

Bà Hằng nói với Nikkei Asia rằng: “Nếu xuất khẩu chậm, thành phẩm sẽ không thể đến tay người tiêu dùng kịp. Nếu vấn đề này kéo dài, e rằng FDI sẽ di chuyển sang các thị trường khác, quốc gia khác, nơi mà logistics thuận lợi hơn”.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp