Những ngọn núi linh thiêng trên đất Việt

Thứ sáu, 20/08/2021 21:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dải đất hình chữ S có những cảnh đẹp lưu giữ nhiều huyền tích, trong đó không ít nơi đã trở thành thần thoại. Ngày nay những địa điểm này vừa là địa điểm tâm linh tin cậy vừa là đích đến của giới mê khám phá.

"Đệ nhất linh sơn” Yên Tử

Ngọn núi thiêng này là nơi mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã chọn để tu hành và lập ra Thiền phái Trúc Lâm đặc trưng của Việt Nam. Từ lâu, Yên Tử luôn được xem là ngọn núi linh thiêng bậc nhất, mang tinh hoa, hồn cốt của lịch sử đất Việt cũng như sở hữu khung cảnh thiên nhiên nhuốm màu kỳ bí.

Báo Công luận

Lễ hội xuân Yên Tử hàng năm từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch) là dịp mà du khách thập phương tìm đến với đất Phật nơi non cao nhiều nhất. Tới đây, khách hành hương có thể tham quan những ngôi chùa, tháp cổ kính rêu phong ẩn trong rừng trúc thâm u hay ngồi dưới tán những gốc tùng cổ thụ.

Báo Công luận

Hành trình chiêm bái đỉnh thiêng Yên Tử bằng đường bộ dài tới 6.000m, tương đương với 6h đi bộ liên tục, bắt đầu từ suối Giải Oan, đến chùa Hoa Yên ở độ cao 543m, chùa Vân Tiêu ở độ cao 700m và cuối cùng là chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m.

Chùa Đồng chính là điểm độc đáo và nổi tiếng nhất ở Yên Tử. Chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự, nhưng qua nhiều thăng trầm lịch sử ngôi chùa cổ đã không còn. Đến năm 2007, chùa Đồng đã được phục dựng lại hoàn toàn bằng 60 tấn đồng nguyên chất.

Theo nhà nghiên cứu Phật giáo Nguyễn Duy Hinh, trên thế giới chưa thấy có ngôi chùa Phật giáo nào toàn bằng đồng ngoài chùa Đồng Yên Tử.

Núi Bà Đen cao nhất miền đồng bằng Nam Bộ

Với độ cao 986m, núi Bà Đen nổi bật lên giữa vùng đất đai bằng phẳng và rộng lớn ở khu vực phía Nam Tổ quốc. Đây cũng là điểm đến linh thiêng của vùng đất thánh Tây Ninh, xuất phát từ những điển tích và câu chuyện kỳ bí gắn liền với Bà Đen, người được vua Gia Long phong là "Linh Sơn Thánh Mẫu", đúc tượng thờ phụng nhờ ơn cứu chúa lúc khốn khó.

Empty

Chuyện kể rằng, khi Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) bị truy đuổi ráo riết bởi quân Tây Sơn, ông cùng tàn quân đã chạy đến núi Bà Đen để nương náu. Thấy quân lính đói lả cùng kiệt, Nguyễn Ánh đã khẩn cầu thần linh giúp đỡ và được Bà Đen hiển linh rồi chỉ cho loại trái cây trên núi có thể cứu đói binh lính.

Hiện nay, trên nền xưa của Linh Sơn Tự và ở độ cao 350m, hệ thống chùa Bà với tên gọi Linh Sơn Tiên Thạch Tự đã được xây dựng bao gồm những di tích như Chùa Bà, chùa Hang, Đông Hoàng Chung, chùa Trung, chùa Mới... vừa thờ Phật vừa thờ Bà Đen. Ngoài ra, còn có công trình tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đạt kỷ lục châu Á đứng uy nghi trên đỉnh Bà Đen.

Báo Công luận

Hàng năm vào tháng Giêng hoặc lễ vía Bà (ngày 5 và ngày 6 tháng 5 Âm lịch), du khách thường đến núi Bà Đen rất đông để cúng bái bằng cách leo bộ 1.500 bậc đá lên chùa hoặc du khách cũng có thể chọn đi bằng cáp treo.

"Nóc nhà Đông Dương" Fansipan

Không chỉ là ngọn núi cao nhất Việt Nam với độ cao 3.143m trên mực nước biển mà Fansipan còn là “nóc nhà chung” cho cả Lào và Campuchia. Hàng năm vẫn có rất nhiều lượt du khách đến đây với mong muốn chinh phục đỉnh Fansipan như một cột mốc trong cuộc đời.

Báo Công luận

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phong thủy đều cho rằng đỉnh Fansipan là một trong những điểm mốc của đường đại kinh mạch khởi phát từ nóc nhà Thế giới đến tận Vịnh Mindanao Phillippines, là điểm linh thông giữa đất và trời, hội tụ trong mình đầy đủ tinh hoa, linh khí.

Đồng thời, một quần thể tâm linh do tập đoàn Sun Group xây dựng đã xuất hiện bao gồm 12 công trình, mang hồn cốt của những ngôi chùa Việt cổ Bắc Bộ thế kỷ XV-XVI. Trong đó, công trình đặc biệt nhất phải kể đến Đại tượng Phật A Di Đà cao 21,5m hiện đang giữ kỷ lục "Tượng Phật A Di Đà bằng đồng ở độ cao cao nhất Châu Á".

Báo Công luận

Để lên với nơi này du khách có thể chọn đi theo tuyến cáp treo 3 dây hiện đại nhất thế giới. Sự xuất hiện của quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan đã biến nơi đây từ một ngọn núi huyền tích trở thành chốn thiền môn thanh tịnh, nơi du khách và Phật tử đến chiêm bái, tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn.

Khang Lâm

Bình Luận

Tin khác

Triển lãm 'Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh'

Triển lãm 'Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh'

(CLO) Triển lãm "Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh" giúp công chúng hiểu hơn về một địa danh lịch sử oai hùng của dân tộc với chiến thắng chấn động địa cầu.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh: Khai mạc trưng bày 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc và thời đại'

Bắc Ninh: Khai mạc trưng bày "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc và thời đại"

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 3/5, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc trưng bày chuyên đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc và thời đại".

Đời sống văn hóa
Nghi lễ kéo co độc đáo của người Tày (Bắc Hà)

Nghi lễ kéo co độc đáo của người Tày (Bắc Hà)

(CLO) Đối với người Tày ở huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), ngoài vui khỏe, giải trí, trò chơi kéo co còn mang tính nghi lễ gắn với tín ngưỡng cầu mùa, cầu sinh sôi phát triển.

Đời sống văn hóa
Hồi ức lại chiến thắng Điện Biên Phủ qua triển lãm mỹ thuật độc đáo

Hồi ức lại chiến thắng Điện Biên Phủ qua triển lãm mỹ thuật độc đáo

(CLO) Sáng nay 3/5, tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL) tổ chức triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay 3/5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa