Top 7 đặc sản không thể bỏ qua khi đến miền Tây mùa nước nổi

Thứ sáu, 20/08/2021 06:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đến thăm miền Tây mùa nước nổi, du khách không chỉ khám phá những thắng cảnh tuyệt đẹp, trải nghiệm lối sống gần gũi của người dân mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã, đồng quê nhưng đậm đà đến khó quên như: Lẩu cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho, chuột đồng nướng lu...

1. Lẩu cá linh bông điên điển

Khi lũ bắt đầu dâng, những chú cá Linh con nhỏ bằng đầu đũa bắt đầu xuôi từ sông Mekong về, lên đồng để bắt đầu mùa sinh sản. Những con cá được bắt lên tươi roi rói, béo tròn được làm sạch mang, móc bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo.

Báo Công luận

Nước lẩu có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau tùy từng vùng. Nơi thì ninh xương heo xương cá, nhưng có người lại thích vị ngọt thanh của nước cốt dừa. Bông điên điển mới hái, vàng tươi, ngọt bùi cùng những thức rau xanh mơn mởn khác đựng đầy trong rổ, vậy là bữa lẩu nóng hổi cho mùa mưa rả rích đã sẵn sàng.

2. Bông súng kho mắm 

Ngó sen thì chắc hẳn ai cũng biết, nhưng bông súng kho mắm bạn đã từng thử qua? Bông súng là loài rau đồng, mọc ở  những nơi vùng đất trũng, đọng nước bùn. Khi mùa nước lớn đổ về là lúc bông súng trồi lên theo làn nước. Bông súng nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để cho ráo nước.

Báo Công luận

Mắm kho ngon thường là mắm cá linh, cá sặc... Mắm phải nấu nước sôi bỏ vào, lọc bỏ xương, bỏ sả bằm, rồi tép, hến hay cá lóc được bỏ vào đúng lúc khi mắm vừa sôi lại. Mắm kho thơm ngon hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, giòn của bông súng, tạo nên món ăn giòn giòn mà cay bùi khó cưỡng.

3. Chuột đồng nướng lu

Thịt chuột là món mà không phải du khách nào cũng dám thử. Chuột để nướng lu phải là những chú chuột đã ăn no lúa chín, béo múp míp, được làm sạch rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con vào lu. Thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Mở nắp lu, mùi thịt chuột thơm lừng, mềm mà da lại giòn ăn kèm dưa leo, rau răm, muối ớt thì thật tuyệt.

Báo Công luận

4. Gỏi sầu đâu cá sặc

Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch trần qua nước sôi để bớt đắng, dưa leo thái mỏng, thơm cắt nhỏ vừa ăn, xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Khô cá sặc nướng hoặc chiên xé nhỏ, thịt ba rọi luộc cũng được cắt nhỏ, tất cả nguyên liệu trộn với chút gia vị cùng nước chấm me. Khi ăn món này cảm giác lúc đầu là vị đắng thanh kết hợp vị chua của nước chấm, càng nhai kĩ sẽ càng cảm nhận được vị ngọt của món gỏi sầu đâu.

Báo Công luận

5. Bánh xèo bông điên điển

Khác với bánh xèo ở những tỉnh miền Trung, bánh xèo miền Tây khi ăn không cần cuốn bánh tráng mà ăn trực tiếp với nhiều loại rau khác nhau như tía tô, rau húng, đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, lá mơ, cải xanh… Nhân bánh là thịt heo xắt miếng nhỏ, ướp gia vị xào cùng bông điên điển.

Báo Công luận

Bánh xèo bông điên điển có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Đặc biệt, món ăn này thường ăn trong các buổi tụ họp như một nét văn hóa đặc biệt.

6. Cá bống dừa, cá linh kho tiêu

Mùa nước nổi, cá là thứ đặc sản tươi ngon, dinh dưỡng được người dân miền Tây “ưu ái”. Ngon nhất phải kể đến cá kho tiêu, cá làm sạch, tẩm ướp gia vị, kho trong tộ hoặc nồi đất, trên lửa liu riu. Món này ăn với cơm trắng, đơn giản mà đậm đà như tình người miền Tây hiếu khách.

Báo Công luận

7. Cá lăng kho khóm

Cá lăng là loại cá da trơn, sống nơi tầng đáy môi trường nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long, xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi. Khóm (trái thơm hay còn gọi là dứa) xắt miếng, xào qua với gia vị rồi bỏ ra đĩa. 

Báo Công luận

Cá lăng sau khi sơ chế được kho trên chảo phi hành tỏi, gia vị, sôi vài lần trên lửa liu riu, cho khóm vào, khi cá nứt da là chín. Cá lăng kho khóm thơm ngon, ngọt, ăn cùng cơm gạo mang đến cảm giác thân quen, gần gũi của vùng sông nước miền Tây.

Bảo Khánh

Bình Luận

Tin khác

Lễ hội Thành Tuyên được cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu

Lễ hội Thành Tuyên được cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu

(CLO) Cục Sở hữu trí tuệ sẽ trao bản quyền nhãn hiệu “Thành Tuyên Festival” cho tỉnh Tuyên Quang vào đúng chương trình Đêm hội Thành Tuyên, tổ chức đêm 14/9.

Đời sống văn hóa
Chương trình Tết Trung thu 2024 tại Hoàng thành Thăng Long tạm ngừng đón khách

Chương trình Tết Trung thu 2024 tại Hoàng thành Thăng Long tạm ngừng đón khách

(CLO) Để đảm bảo an toàn trước cơn bão số 3, chương trình “Vui Tết Trung thu 2024” tại Hoàng thành Thăng Long tạm ngừng đón khách tham quan vào ngày thứ Bảy (7/9).

Đời sống văn hóa
Đề xuất mở chợ cổ vật tại TP HCM: Tạo sân chơi mới cho người yêu di sản

Đề xuất mở chợ cổ vật tại TP HCM: Tạo sân chơi mới cho người yêu di sản

(CLO) Ngày 6/9, Hội Cổ vật TP HCM đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Cổ vật và hành trình gìn giữ hồn di sản" tại Bảo tàng TP HCM, một hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Cổ vật TP HCM (9/9/2009 – 9/9/2024). Đặc biệt, trong sự kiện lần này, có đề xuất mở chợ cổ vật, tạo cơ hội giao lưu và trao đổi cho người đam mê cổ vật.

Đời sống văn hóa
Bán áo 'tặng' giấy mời tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn gây bức xúc

Bán áo 'tặng' giấy mời tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn gây bức xúc

(CLO) Công ty Vietpictures Hải Phòng, đơn vị phân phối độc quyền 9.000 giấy mời tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024, đang gây ra làn sóng phản ứng từ dư luận khi người dân muốn nhận giấy mời phải mua áo với giá từ 500.000 đến 700.000 đồng.

Đời sống văn hóa
Nhiều sự kiện văn hoá phải tạm dừng do mưa bão

Nhiều sự kiện văn hoá phải tạm dừng do mưa bão

(CLO) Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3, hàng loạt sự kiện văn hoá, nghệ thuật đã lùi thời gian tổ chức.

Đời sống văn hóa