Những sản phẩm truyền thống gây ấn tượng trên thị trường quốc tế

Thứ năm, 05/09/2019 09:48 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Biến các sản phẩm bình dân trong nước thành những sản phẩm đẳng cấp, sang trọng sánh ngang với các thương hiệu nổi tiếng thế giới, nhiều doanh nghiệp đã mở ra cơ hội cho các sản phẩm truyền thống khác của Việt Nam nối đuôi nhau vươn ra thị trường toàn cầu một cách mạnh mẽ.

Bài liên quan

Từ chiếc nút áo

Tôn Thạnh Nghĩa – người đã làm thăng hoa cho một nghề thủ công sản xuất nút áo xà cừ truyền thống bán cho cả thế giới và thu về hàng triệu đôla mỗi năm. Tại Việt Nam, Công ty TNHH Nút áo Tôn Văn (Thuận An, Bình Dương) là lớn nhất, trên thế giới công ty do ông Nghĩa làm chủ là một trong ba doanh nghiệp đứng đầu.

Có tận mắt chứng kiến hàng loạt mẫu mã nút áo được sản xuất bằng nguyên liệu vỏ ốc, sò, trai… với đủ loại họa tiết chạm trổ tinh xảo mới hiểu vì sao người tiêu dùng gọi Tôn Thạnh Nghĩa là “Vua nút áo” của Việt Nam.

Nút áo Tôn Văn được sản xuất từ những vỏ ốc, vỏ sò .

Nút áo Tôn Văn được sản xuất từ những vỏ ốc, vỏ sò .

Hiện sản phẩm nút áo của “Vua nút áo” Tôn Thạnh Nghĩa đã xuất hiện ở thị trường của hơn 100 quốc gia, là phụ kiện đi liền với các hãng thời trang nổi tiếng của thế giới tại Ý, Anh, Mỹ, Pháp như Nike, Guci, G&G… “Văn minh châu Á gắn liền với đôi đũa, người cầm đũa thì khéo tay. Công nhân của tôi vốn đã khéo tay lại được học nghề bài bản nên sản phẩm họ tạo ra khách hàng Đông Tây đều ưng và tìm đến tận nhà mua” - ông Nghĩa cho biết.

Trong ngành may mặc, chiếc nút áo chỉ là một phụ kiện nhỏ nhưng lại không thể thiếu được. Xu hướng thời trang thì thay đổi liên tục nhưng phụ kiện nút áo tính dịch chuyển về “gu thẩm mỹ” không nhiều. Tuy nhiên, để đáp ứng được những nhu cầu của thị trường, những chiếc nút áo từ hình dáng tròn, vuông, méo rồi đến họa tiết chim cá, gam màu tối sáng cho hợp gu khách hàng luôn là điều thú vị, đòi hỏi đôi tay người thợ phải nhanh, chậm tay là tụt lại phía sau.

Sản xuất nút áo xà cừ là nghề thủ công truyền thống, nhưng để tạo ra được những chiếc nút áo đẹp đến sắc sảo như một tác phẩm hội họa là một công việc không phải dễ. Ngay như “Vua nút áo” Tôn Thạnh Nghĩa, tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa TP. HCM, ra làm viên chức Nhà nước không lâu rồi đầu quân cho một công ty sản xuất nút xà cừ của Nhật Bản. Làm đến chức Phó Giám đốc về lập Cơ sở sản xuất nút áo Tôn Văn (tiền thân Công ty TNHH Nút áo Tôn Văn).

Ông Tôn Thạnh Nghĩa người sáng lập và phát triển thương hiệu nút áo Tôn Văn, đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Ông Tôn Thạnh Nghĩa người sáng lập và phát triển thương hiệu nút áo Tôn Văn, đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Ông Nghĩa chia sẻ, ngoài trí tuệ và sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ, để có sản phẩm tốt phải cần đến máy móc hiện đại. Vì thế công ty đã phải phải nhập khẩu từ Ý các loại máy như máy làm nút tự động, máy khoan lỗ vuông, máy khắc chữ bằng tia laser trên bề mặt lẫn bề dày hạt nút.... “Những thành công không phải từ những cỗ máy nhập khẩu, cái chính là cải tiến nó để tạo ra được những sản phẩm xuất sắc, năng suất cao, chi phí sản xuất thấp, giúp doanh nghiệp có lãi, công nhân được hưởng lương cao hơn” - ông Nghĩa nhận định.

Đến chai nước nắm Phan Thiết

Gần đây du khách trong và ngoài nước rất thích thú với thứ gia vị truyền thống của người dân miền biển Bình Thuận được nâng tầm “thượng lưu” - nước mắm Hoàng Gia. Được bảo quản cẩn thận trong hộp gỗ như những chai rượu cao cấp, một loại gia vị truyền thống bình dân trở thành một sản phẩm đẳng cấp, sang trọng sánh ngang với các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Ông Benjamin Nguyen- Giám đốc tài chính Tập đoàn L’amai Corporation- nhà phân phối nước mắm Hoàng Gia của Công ty Vạn Xuân FMCG Investment tại thị trường Mỹ cho biết: “Tôi cảm thấy tự hào vì thị trường Việt Nam có những sản phẩm tiên phong, nổi trội và chỉn chu từ thiết kế bao bì đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, tôi khao khát muốn giới thiệu đến cho bạn bè thế giới, đặc biệt là người Mỹ và những người con xa xứ của quê hương Việt Nam, cảm nhận dễ dàng hơn hương vị của quê nhà ngay tại nơi đất khách”.

Hiện tại thị trường Mỹ, nước mắm truyền thống Việt Nam mang thương hiệu Hoàng Gia đã trở thành gia vị quen thuộc trong các bữa ăn ở nhiều gia đình. Để làm được điều này, nhà sản xuất phải tỉ mẩn về chất lượng, trau chuốt về hình ảnh bằng cách chưng đựng trong chai thủy tinh cao cấp, có nắp xoay độc đáo, được đặt trang trọng trong hộp gỗ vân nâu, logo nhũ kim sang trọng… để tạo đẳng cấp cho thương hiệu truyền thống của mình.

Nước mắm Hoàng Gia với mẫu mã bao bì sang trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Nước mắm Hoàng Gia với mẫu mã bao bì sang trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Sau hành trình  “mang chuông đi đánh xứ người” và đã gây được ấn tượng với thị trường Mỹ, đại diện Công ty Vạn Xuân cho biết, nước mắm Hoàng Gia ra đời là tâm huyết của tập thể công ty, là thành quả sau một thời dài ấp ủ đam mê và đầy sáng tạo. Cùng với đó là quá trính nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, nguồn nguyên liệu, công nghệ, bao bì và nhất là vấn đề an toàn thực phẩm được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ ở các công đoạn. Vì vậy, để cho ra đời một chai nước mắm đạt đẳng cấp “thượng lưu” đậm hương vị truyền thống mang thương hiệu nước mắm Hoàng Gia, Công ty Vạn Xuân FMCG Investment đã xây dựng một bộ tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt và khoa học từ khâu chọn nguyên liệu cho đến tay người tiêu dùng.

Từ kinh nghiệm chinh phục thành công thị trường Mỹ, thương hiệu nước mắm Hoàng Gia cũng đã bắt đầu chuẩn bị và sẵn sàng cho cuộc “chơi lớn”, và lần này không phải một mà là nhiều thị trường nước ngoài cùng lúc. Bằng sản phẩm chất lượng và bao bì thuộc đẳng cấp “thượng lưu”, cũng như đã “chọn mặt gửi vàng” được nhà phân phối ở nhiều quốc gia… việc chinh phục thị trường các nước đối với thương hiệu nước mắm Hoàng Gia gần như không còn rào cản.

Tuy nhiên, cái khó hiện nay của Công ty Vạn Xuân FMCG Investment là lượng nguyên liệu sản xuất ra nước mắm Hoàng Gia đang rất hạn chế và chưa tìm ra được nguồn bổ sung có chất lượng tương đương. Cá cơm biển nào cũng có, muối biển thì vùng nào cũng có thế nhưng để làm ra nước mắm Hoàng Gia đạt chất lượng thì nguyên liệu phải là nguồn cá cơm thượng hạng được đánh bắt gần bờ và theo một mùa nhất định ở vùng biển Tuy Phong (Bình Thuận). Cá sau khi đánh bắt được tuyển chọn dựa trên tiêu chuẩn về kích thước và giữ tươi nguyên cho đến khi chế biến, không để dính đến một loại chất bảo quản nào, kể cả nước đá. Và nguyên liệu quan trọng thứ 2 là muối biển, để sản xuất ra nước mắm Hoàng Gia phải là muối Chí Công trứ danh Bình Thuận sau thu hoạch phơi trong kho thêm 6 tháng để nước bốc hơi hoàn toàn và những chất gây chát. Thế nhưng hiện diện tích ruộng muối ở khu vực này cũng đang dần bị thu hẹp, với diện tích chỉ vài ha thì tương lai nguyên liệu này cũng là vấn đề khó cho thương hiệu nước mắm Hoàng Gia tiến xa hơn trên trường quốc tế.

Câu chuyện về xây dựng thương hiệu của “Vua nút áo” Tôn Thạnh Nghĩa hay nước mắm Hoàng Gia trên đất Mỹ đã mở ra cái nhìn khác về cách làm thương hiệu cho sản phẩm truyền thống. Để “biến điều không thể thành có thể” cho các sản phẩm truyền thống, dân dã đang còn rất phong phú trên khắp vùng miền của đất nước ta.

Thanh Hải - Văn Do

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp