Những trò chơi dân gian hấp dẫn dịp Tết Trung thu

Thứ ba, 21/09/2021 11:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm nay, dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cho cuộc sống của mỗi người khó khăn hơn nhưng Tết Trung Thu vẫn là dịp mà nhiều người quan tâm, trẻ em vẫn háo hức, mong chờ.

Bên cạnh những chiếc bánh Trung thu, những bộ phim về Trung thu thì những trò chơi dân gian vào dịp Tết Trung thu không chỉ tạo không khí vui tươi mà còn giúp trẻ em tìm hiểu được nguồn gốc cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngày lễ này.

Múa lân

nhung tro choi dan gian hap dan dip tet trung thu hinh 1

Múa lân là hoạt động không thể thiếu vào dịp Tết Trung thu. Ảnh minh họa.

Người Việt đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu bởi lân trong văn hóa Việt là con vật tượng trưng cho điềm lành. Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. 

Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Đám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. 

Rước đèn ông sao

nhung tro choi dan gian hap dan dip tet trung thu hinh 2

Trẻ nhỏ thường rước đèn vào dịp Tết Trung thu. Ảnh minh họa.

Tết Trung thu rước đèn ông sao là một hoạt động vừa có ý nghĩa lại vô cùng đặc trưng và không thể thiếu của người Việt. Trẻ nhỏ vừa cầm đèn ông sao (có thể thắp nến hoặc không) đi khắp đường làng, ngõ xóm trong đêm rằm vừa hát vang bài “Chiếc đèn ông sao”

Mỗi khu vực, địa phương có thể tổ chức những hội thi hoặc lễ rước đèn ông sao riêng. Đèn ông sao ngày nay hình thù và màu sắc, kích cỡ cũng đa dạng, phong phú như đèn hình con cá, đèn con thỏ, đèn họa tiết hiện đại… Trẻ nhỏ có thể cầm theo những món đồ chơi của riêng mình hoặc đeo mặt nạ, hòa cùng vào không khí chung vui. 

Mèo đuổi chuột

nhung tro choi dan gian hap dan dip tet trung thu hinh 3

Trò chơi này cần có sự tham gia của 6 – 7 đứa trẻ hoặc nhiều hơn. Các bé sẽ cử hoặc oẳn tù tì để tìm ra một người làm chuột. Những bé còn lại làm mèo sẽ ngồi bệt thành vòng tròn, quay mặt vào giữa, hai tay khum lại sau lưng để đón mồi.

Bé đóng vai chuột sẽ cầm theo chiếc khăn (mồi) chạy bên ngoài vòng tròn, bí mật để khăn sau lưng một “mèo” nào đó, cần hết sức cẩn thận tránh để bị phát hiện.

Sau khi chạy hết một vòng, “chuột” phát hiện “mèo” chưa phát hiện có khăn ở sau lưng thì có quyền cầm khăn lên, quất mạnh vào vai và lưng của “mèo”. “Mèo” bị thua phải đứng dậy chạy quanh tránh đòn, sau đó về ngồi lại chỗ cũ thì thoát.

Trong trường hợp phát hiện có khăn sau lưng, “mèo” sẽ cầm khăn lên và đuổi đánh “chuột” quanh vòng tròn. “Chuột” phải chạy thật nhanh để tránh đòn, chạy hết vòng thì ngồi vào vị trí của “mèo” bỏ lại mới thoát. Trò chơi cứ như vậy tiếp tục, “chuột” mới sẽ là “mèo” thắng cuộc.

Rồng rắn lên mây

nhung tro choi dan gian hap dan dip tet trung thu hinh 4

Rồng rắn lên mây cũng là một trò chơi vui nhộn cho trẻ nhỏ vào ngày Trung thu. Ảnh minh họa.

Một trò chơi dân gian không thể không nhắc đến vào ngày rằm Trung thu đó chính là trò chơi rồng rắn lên mây. Có khoảng 5-6 em chơi, 1 đứa trẻ đóng vai “ông chủ” ngồi một chỗ, còn những đứa trẻ khác thì túm áo nhau nối thành hàng.

Bọn trẻ vừa đi vừa đọc “Rồng rắn lên mây. Có cái cây lúc lắc. Có nhà điểm binh. Có ông chủ ở nhà không?” nếu ông chủ trả lời “không” thì chúng đi tiếp còn nếu ông chủ nói “có”, trẻ sẽ hỏi: "Ông xin khúc nào?" Ông chủ có thể nói: "Cho xin khúc giữa hoặc xin khúc đuôi?". Sau đó cả nhóm chạy còn ông chủ đứng dậy dồn theo sao cho chạm vào khúc mà mình đã xin, nếu ông chủ bắt được khúc đó thì người đó sẽ phải làm ông chủ và chơi lại từ đầu.

Đốt pháo hạt bưởi

nhung tro choi dan gian hap dan dip tet trung thu hinh 5

Đốt pháo hạt bưởi là trò chơi thú vị dịp Tết Trung thu, khiến cho mỗi đứa trẻ phải cười vang khi tham gia vì thích thú. Để chuẩn bị cho trò chơi này, dịp sát Rằm tháng 8, sau mỗi lần ăn bưởi trẻ nhỏ cần khéo léo thu gom hạt bưởi đem đi phơi. Sau khi đã tích trữ được một lượng hạt bưởi kha khá, trẻ nhỏ cần kiếm những sợi dây thép nhỏ để xâu chuỗi số hạt bưởi này thành các tràng dài. Để cẩn thận, những tràng hạt này sẽ được buộc vào một cái gậy để làm tay cầm, giúp trẻ tránh bị bỏng khi chơi. Trong hạt bưởi có tinh dầu nên khi đốt sẽ tỏa ra một hương thơm vô cùng dễ chịu. Trẻ nhỏ khi ấy thi nhau hít hà và nhìn nhau cười đầy thích thú.

BV

Bình Luận

Tin khác

Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Hơn 300 hiện vật về Chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều 26/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đã diễn ra triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt", với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được trưng bày giúp công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của của cuộc chiến 56 ngày đêm của ông cha ta.

Đời sống văn hóa
Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa