Niềm tin tích cực khi chỉ số tiêu dùng tăng kích thích cho giao thương phát triển

Thứ tư, 02/05/2018 10:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ số tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2018 được báo cáo vẫn đang trên đà phục hồi tích cực, một phần do niềm tin tiêu dùng tăng cao, một phần do thu nhập của người dân tiếp tục được cải thiện. Niềm tin của người tiêu dùng Việt vẫn tiếp tục giữ ở mức cao đã giúp Việt Nam tiếp tục xếp thứ 7 trong số các quốc gia lạc quan nhất toàn cầu.

Liên tục trong nhiều năm qua, người tiêu dùng Việt luôn cho thấy rằng, sau khi đã trang trải hết các chi phí sinh hoạt thiết yếu, họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các khoản mục lớn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Gần nửa số người Việt được khảo sát cho biết, họ thường sử dụng tiền nhàn rỗi để mua sắm quần áo mới (49%) và chi tiêu cho các chuyến du lịch (44%). Bên cạnh đó, khoảng 2 trong 5 người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm công nghệ mới (40%), các khoản vui chơi giải trí bên ngoài (41%) và sửa chữa nhà cửa (42%). 

Tiêu dùng vẫn đang trên đà phục hồi tích cực, thể hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,5%, cao hơn nhiều mức tăng 7,0% của cùng kỳ năm 2017. Sau khi giảm mạnh 0,67% trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng trở lại trong tháng 4, song mức độ là khá nhẹ, chỉ 0,08%. 

Tuy nhiên CPI bình quân 4 tháng năm 2018 so với cùng kỳ lại giảm nhẹ về 2,8% từ mức 2,82% trong tháng 3. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, mặc dù trong tháng 4 có 6 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá, song mức tăng đều khá nhẹ. 

Cụ thể, tăng mạnh nhất là nhóm Giao thông, tăng 1,18%, do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 7/4/2018 và thời điểm 23/4/2018 (tác động làm CPI chung tăng 0,11%). 

Đứng thứ 2 về mức độ tăng là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,18% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở và giá điện, nước sinh hoạt tăng. Các nhóm còn lại chỉ tăng rất nhẹ, từ 0,02% đến 0,08%. Trong khi trong tháng, ngoài nhóm Đồ uống và thuốc lá đứng giá, 4 nhóm còn lại đều giảm. 

Báo Công luận
Ảnh minh họa.

Đáng chú ý, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống – nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giỏ hàng tính CPI – có mức giảm lớn nhất khi tiếp tục giảm 0,18%. 

Trong đó, Lương thực tăng 0,12% chủ yếu do giá gạo xuất khẩu tăng; Thực phẩm giảm 0,33% do giá hầu hết các mặt hàng trong nhóm giảm (riêng giá thịt lợn tăng 1,25%); Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,04%. 3 nhóm còn lại chỉ giảm rất nhẹ từ 0,01% đến 0,08%. 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2018 ước tính đạt 350,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017. 

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 265,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng 10,9%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 43,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% và tăng 12,3%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, giảm 1,5% và tăng 11,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 38,1 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% và giảm 1,6%. 

Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.399,4 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,5% (cùng kỳ năm 2017 tăng 7,0%).

 Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 1.060,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,8% tổng mức và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 172 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng mức và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 12,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Doanh thu dịch vụ khác 4 tháng ước tính đạt 154,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11% tổng mức và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2017. Diễn biến giá cả 4 tháng đầu năm đã làm vơi đi nỗi lo của không ít chuyên gia kinh tế, những người từng nhận định lạm phát năm nay có thể cao hơn nhiều so với năm 2017. 

Tuy nhiên, sức ép lạm phát vẫn còn rất lớn từ cả bên ngoài lẫn nội tại nền kinh tế. 

Bên ngoài giá cả hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là dầu thô tiếp tục tăng cao; đồng USD cũng có xu hướng tăng giá, do kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa trong năm nay, sẽ ảnh hưởng tới giá hàng nhập khẩu và cuối cùng là lạm phát trong nước. 

Trong khi sức ép từ nội tại nền kinh tế cũng rất lớn khi mà tổng cầu đang trên đà phục hồi nhanh trở lại; giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý như điện, nước, y tế, giáo dục… tăng theo lộ trình. 

Vì vậy, các chuyên gia kinh tế tiếp tục khuyến nghị là nên tiếp tục cẩn trọng với lạm phát, đặc biệt việc tăng giá các mặt hàng do nhà nước cần phải tính toán kỹ lưỡng về mức độ và thời điểm để tránh tạo kỳ vọng lạm phát cao./.

Huyền Thu

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp