Nợ cao tại các doanh nghiệp trong nước sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Thứ tư, 10/02/2021 06:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Viện Tài chính Quốc tế, nợ của các công ty nhà nước ở Trung Quốc đã tăng từ 130% GDP vào năm 2019 lên mức cao kỷ lục hơn 142% vào năm ngoái. Điều này có thể khiến việc chuyển đổi khỏi mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gặp nhiều thách thức.

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IFF), nợ công ty ở Trung Quốc hiện đang ở mức hơn 160% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với phần lớn nợ thuộc sở hữu của các công ty nhà nước. Ảnh: Getty Images

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IFF), nợ công ty ở Trung Quốc hiện đang ở mức hơn 160% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với phần lớn nợ thuộc sở hữu của các công ty nhà nước. Ảnh: Getty Images

Các nhà phân tích nhận định, nợ tăng cao giữa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương có thể trở thành rào cản lớn đối với đầu tư của khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế nói chung.

Theo các nhà kinh tế, trong khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất đạt mức tăng trưởng tích cực vào năm ngoái, một phần là do nợ doanh nghiệp tăng mạnh sau các chính sách tài chính và tiền tệ tích cực nhằm chống lại đại dịch Covid-19.

Chiến dịch xóa nợ trung bình của Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt tập trung vào việc làm sạch các DNNN kém hiệu quả và giảm bớt sự méo mó trong phân bổ tín dụng, đã bị dừng lại vào năm ngoái.

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IFF), nợ công ty ở Trung Quốc hiện đang ở mức hơn 160% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với phần lớn nợ thuộc sở hữu của các công ty nhà nước.

Martin Raiser, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới phụ trách Trung Quốc, Mông Cổ và Hàn Quốc cho biết: “Nợ doanh nghiệp có lẽ là rủi ro lớn nhất của Trung Quốc. Một lý do là bởi vì DNNN không chỉ có đòn bẩy tài chính cao, mà còn có xu hướng ít sinh lời hơn các doanh nghiệp tư nhân.”

Martin Raise nói: “Thách thức chính của Trung Quốc đến từ sự mất cân bằng giữa tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao và nhu cầu đầu tư hiệu quả của khu vực tư nhân. Trước đây, Trung Quốc đã sử dụng khoản tiết kiệm thặng dư của mình vào các thương vụ mua bán và sáp nhập ở nước ngoài, nhưng có những câu hỏi về chất lượng của các khoản đầu tư và điều này cũng tạo ra căng thẳng với các đối tác thương mại.

Trong những năm gần đây, phần lớn tiết kiệm trong nước lại được sử dụng trong nước, bất chấp nhu cầu của Trung Quốc đang suy yếu. Điều này cho thấy tỷ lệ tín dụng ngày càng tăng vào lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy kỳ vọng giá cả liên tục tăng ở một số thành phố hạng hai và hạng ba.

Theo IFF, vào năm 2020, tỷ lệ nợ của DNNN trên tổng tài sản đã tăng lần đầu tiên kể từ năm 2017 do đại dịch.

Theo Emre Tiftik, giám đốc nghiên cứu bền vững của IFF, sự gia tăng trong tỷ lệ nợ của DNNN thậm chí còn rất cao khi tính theo phần trăm GDP, con số này bằng 130% GDP vào năm 2019 và sau đó tăng lên mức cao kỷ lục hơn 142% GDP vào năm ngoái.

Tiftik cho biết, kể từ khi Trung Quốc cam kết giảm nợ cho DNNN và cải thiện phân bổ vốn theo định hướng thị trường trong giai đoạn 2015-16, số lượng các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong nước đã tăng lên đáng kể, mặc dù khối lượng vẫn còn khiêm tốn so với quy mô của thị trường.

Ông nói: “Đại dịch đã làm chậm lại quá trình xóa nợ. Các vụ vỡ nợ đã bị chậm lại mạnh mẽ trong quý 2 và quý 3 năm 2020.”

Tháng trước, Ủy ban quản lý và giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cho biết rủi ro nợ trong các doanh nghiệp nhà nước phần lớn đã được kiểm soát và cần có một động thái chuyển đổi từ việc xóa bỏ đòn bẩy sang đòn bẩy ổn định.

Các nhà phân tích cho biết: Mặc dù khó có thể xảy ra khủng hoảng, nhưng tỷ lệ nợ cao của Trung Quốc khiến việc chuyển đổi khỏi mô hình tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi đầu tư của nhà nước và cơ sở hạ tầng sang một mô hình dựa trên tiêu dùng, dịch vụ và tài chính cổ phần dựa trên thị trường gặp nhiều thách thức.

Các DNNN thống trị lĩnh vực nguyên liệu thô của Trung Quốc, nơi đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Một số khoản nợ giữa các doanh nghiệp nhà nước - đặc biệt là ở cấp địa phương - liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng và có thể là khoản nợ tiềm tàng đối với ngân sách chính phủ.

Các nhà phân tích cho biết, khi Trung Quốc thắt chặt các quy định ngân hàng và cắt giảm hỗ trợ thanh khoản, các dấu hiệu khó khăn có thể nhân lên do sự đối kế toán của các công ty tư nhân và hộ gia đình đã bị căng thẳng bởi đại dịch.

Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Ngân hàng Natixis, cho biết tỷ lệ nợ cao của Trung Quốc có thể trở thành rào cản đối với “tăng trưởng hiệu quả”, làm giảm tiêu thụ hàng hóa lâu bền cũng như môi trường kinh doanh doanh nghiệp.

Herrero cho biết, khoản nợ tài khóa lớn cũng có thể hạn chế khả năng của chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp phản chu kỳ khi đối mặt với một cú sốc kinh tế bất ngờ.

Nhiều nhà kinh tế coi nợ DNNN của Trung Quốc, cùng với các khoản nợ chính quyền địa phương cao như là những lỗ hổng có thể tràn vào ngân sách của Chính phủ trung ương.

Herrero nói: “Trung Quốc có thể sẽ phải sống chung với tỷ lệ nợ cao hơn trong thời gian dài. Nói cách khác, nợ cao sẽ là mối lo lớn hơn đối với nền kinh tế Trung Quốc so với trước đại dịch.”

Huy Hoàng

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp