“Nóng” vụ học sinh văng tục, tát cô giáo: Tối đa chỉ bị đình chỉ học 2 tuần!

Thứ năm, 18/02/2021 16:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trên mạng xã hội (facebook) đang lan truyền clip một học sinh văng tục, tát cô giáo. Một Vụ trưởng Bộ GD&ĐT nói: "Khi có những trường hợp cá biệt của cá biệt thì cần có biện pháp mạnh hơn nhưng mục tiêu của ngành Giáo dục là học sinh phải tiến bộ, không phải dồn hết trách nhiệm cho học sinh". .

Những hình ảnh, clip học sinh văng tục, có hành vi đánh cô giáo đang được cộng đồng mạng chia sẻ hàng ngàn lượt kèm theo hàng ngàn bình luận (comment) và bày tỏ sự bức xúc, tức giận. Đa phần ý kiến muốn có hình thức kỷ luật thật sự nghiêm khắc đối với nam sinh này. Thậm chí có người còn đề xuất đuổi học, cho đi trường giáo dưỡng…

Sự bức xúc của dư luận đối với nam sinh không có gì khó hiểu. Tuy nhiên, xu thế giáo dục hiện nay lại không coi trọng hình phạt mà đề cao giáo dục, rèn luyện học sinh vì thế những đòi hỏi của số đông chắc chắn sẽ không thành hiện thực.

Hình ảnh học sinh hỗn láo đánh giáo viên được chia sẻ trên mạng xã hội (ảnh nguồn internet).

Hình ảnh học sinh hỗn láo đánh giáo viên được chia sẻ trên mạng xã hội (ảnh nguồn internet).

Để có góc nhìn sâu hơn về vấn đề xử lý kỷ luật học sinh như trong vụ việc trên, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổ i nhanh với ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT).

Ông Linh cho rằng, nếu tình huống trên là có thực thì đương nhiên phải xem xét hành vi cụ thể của học sinh để áp dụng các hình thức kỷ luật phù hợp.

“Khi biết được thông tin này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với cơ quan chức năng để xem clip này do học sinh đưa lên, trường này ở đâu. Sáng nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang kiểm tra, hiện vẫn chưa có kết quả” – ông Linh cho biết.

Tuy nhiên, phải kiểm tra rõ thông tin, nếu xảy ra đúng như thế là rất nguy hiểm. Ngay trong lớp học, học sinh mất kiểm soát đánh cô giáo làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Hình thức kỷ luật cụ thể sẽ dựa vào Thông tư quy định của Bộ, quy định của các nhà trường, hội đồng kỷ luật của nhà trường họp và mời các bên liên quan thì mới đưa ra được hình thức cụ thể.

Tôi không thể chấp nhận được hành vi này” – ông Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh.

Hiện nhiều người cho rằng việc không có hình thức kỷ luật đuổi học đối với học sinh nên học trò không sợ việc bị kỷ luật, từ đó sinh hư, nhờn luật, ông Linh phân tích: “Hiện nay việc kỷ luật học sinh điều chỉnh theo Công ước quyền trẻ em và Luật Trẻ em 2016.

Học sinh có quyền học tập, việc kỷ luật điều chỉnh phải phù hợp với Công ước quyền trẻ em và Luật Trẻ em 2016. Hiện quyền học tập của trẻ em được pháp luật bảo vệ.

Giờ không có hình thức đuổi học mà học sinh bị đình chỉ học tập, không được phép đến lớp một thời gian. Trong thời gian ấy, nhà trường áp dụng các hình thức kỷ luật, áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực giúp học sinh nhận ra sai sót, khuyết điểm của mình để các em tiến bộ.

Hiện nay, tối đa học sinh chỉ bị đình chỉ 2 tuần. Phải bảo vệ quyền học tập của học sinh.

Có thực tế, hiện vấn đề giáo dục học sinh yếu kém về đạo đức không được quan tâm. Giáo viên không đủ động lực và tâm huyết để dạy những học sinh hư hỏng. Bình luận về thực trạng trên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên cho rằng, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thầy cô là truyền đạt kiến thức, là tấm gương đạo đức để học sinh noi theo.

Trong một số tình huống học sinh chậm tiến bộ có phần trách nhiệm của gia đình và nhà trường. Thầy cô phải kết nối với gia đình để hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất.

Cuối cùng theo ông Linh: “Tùy hành vi cụ thể Ban giám hiệu nhà trường có hình thức kỷ luật phù hợp. Trên cơ sở các biện pháp phù hợp học sinh sẽ tiến bộ.

Cái vi phạm của học sinh xuất phát từ nhận thức non nớt, cảm tính, ý thức pháp luật chưa tốt, việc kiểm soát hành vi do bức xúc trong trường hoặc gia đình, bạn bè, trong xã hội, ngoài cộng đồng chưa đúng.

Vì thế, giáo viên, nhà trường cần thiết nắm bắt kịp thời để hỗ trợ học sinh hướng xử lý. Tôi tin chắc tất cả học sinh đều muốn tiến bộ, được yêu thương, chăm sóc đùm bọc của gia đình, người thân, thầy cô giáo.

Khi có những trường hợp cá biệt của cá biệt thì cần có biện pháp mạnh hơn nhưng mục tiêu của ngành giáo dục là học sinh phải tiến bộ, không phải dồn hết trách nhiệm cho học sinh”.

Trinh Phúc

Tin khác

Ngày mai, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp

Ngày mai, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp

(CLO) Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, học sinh cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt ngiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Bảng xếp hạng đại học châu Á: Việt Nam có 5 trường

Bảng xếp hạng đại học châu Á: Việt Nam có 5 trường

(CLO) Trong bảng xếp hạng mới nhất, bất ngờ khi trường Tôn Đức Thắng được đánh giá cao nhất trong số 5 trường đại học của Việt Nam được xếp hạng.

Giáo dục
Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

(CLO) Năm 2024, các trường quân đội có một số đổi mới trong tuyển sinh. Trong đó, thí sinh có thêm hai phương thức xét tuyển khi đăng ký dự tuyển.

Giáo dục
Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

(CLO) Để hạn chế các tai nạn thương tích xảy ra với học sinh, thời gian qua ngành Giáo dục huyện Chư Pưh đã tích cực phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng cường các kỹ năng sống, những hoạt động này được các em và phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng.

Giáo dục
Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục