Nữ bác sỹ gác chân lên ghế và làn sóng chỉ trích: Vì đâu nên nỗi?

Thứ năm, 14/09/2017 18:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thấy thuốc cũng luôn được xã hội coi trọng. Và với bất cứ lý do gì, hình ảnh người thầy thuốc cần phải gần gũi, cao đẹp trong mắt người bệnh và xã hội.

[caption id="attachment_183056" align="aligncenter" width="450"]Báo Công luận Đừng để nụ cười là thứ xa xỉ với y, bác sỹ trong các bệnh viện (ảnh minh họa)[/caption]

 

Mấy ngày nay, VideoClip một nữ bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương gác chân lên ghế giải thích cho người nhà bệnh gây sự chú ý đặc biệt của dư luận. Cộng đồng mạng "dậy sóng", rất nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt, đề nghị cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm. Trong một động thái mới nhất, Bộ Y tế cũng đã có công văn yêu cầu xem xét, xử lý vụ việc này. Xem kỹ VideoClip này có thể thấy: Vị nữ bác sỹ kia giao tiếp với người nhà bệnh nhân một cách nhỏ nhẹ, nhã nhặn, không có thái độ cửa quyền, hạch sách. Vậy, tại sao cộng đồng mạng lại "dậy sóng" và chỉ trích gay gắt đến thế? Tại sao giữa con người với con người, ta không chọn cách ứng xử hòa nhã, chân thành góp ý, tránh đẩy vị bác sỹ kia vào vóng xoáy "đấu tố" của dư luận? Có lẽ, đó chính là tâm lý xã hội, là những "chịu đựng" bấy lâu nay và được dịp bùng phát. Bao giờ cũng vậy, phản ứng của số đông trong xã hội luôn có lý do từ sự kìm nén lâu ngày. Có thể chưa có một thống kê tâm lý, xã hội học chính xác về tâm trạng của người dân mỗi khi đến các bệnh viện nhưng chắc rằng khi được hỏi phần lớn sẽ cho biết họ còn nhiều điều chưa hài lòng, nhiều bức xúc với bệnh viện.

Năm 2013, ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh (Bộ Y tế) đã đưa ra những con số của một cuộc điều tra nhỏ cho thấy có đến 80% bệnh nhân bị mắng, 12% có người nhà bị mắng khi vào bệnh viện khám - chữa bệnh. “Vào nhà hàng, khách sạn, ngân hàng… khách hàng đều được nhân viên cúi chào, được đón tiếp nồng nhiệt. Không có nơi nào mà khách hàng lại bị mắng như dịch vụ khám - chữa bệnh tại Việt Nam”, ông Mục bày tỏ sự lo ngại. Tại sao bệnh nhân - khách hàng đem tiền đến cho bệnh viện, nuôi sống các bác sĩ mà họ lại phải đi cảm ơn? Tại sao bác sĩ không chủ động cảm ơn bệnh nhân, chủ động cúi chào bệnh nhân?

Còn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn thị Kim Tiến thì đưa ra một câu chuyện rất sinh động: Một ông Bí thư Tỉnh ủy vào bệnh viện thăm người thân, đến cửa khoa khám bệnh hỏi nhân viên bệnh viện thì bị quát “suốt ngày toàn người hỏi”. Đến khu phòng bệnh, thấy mấy điều dưỡng đang đứng buôn chuyện, ông vào hỏi phòng bệnh nhân thì một cô hất hàm: “Có chỉ dẫn hết trên tường đó” ...

Thực tế cho thấy, người bệnh và bệnh viện hiện vẫn ở hai thái cực hoàn toàn đối lập: Bệnh viện ở "cửa trên", là người "ban ơn" cho những bệnh nhân yếu đuối một cách đúng nghĩa còn bệnh nhân là những kẻ "đi xin" với ước mong được chăm sóc, cữu chữa một cách nhiệt tình, tận tâm. Đã đến viện, nhập viện là trao sức khỏe, thậm chí tính mạng cho bệnh viện. Hàng triệu ca bệnh đã được các bệnh viện điều trị. Xã hội luôn ghi nhận công sức của ngành Y tế. Nhưng, người dân đã cảm thấy hài lòng, tin yêu bệnh viện chưa? Có lẽ là chưa. Đó là một thực trạng buồn. Nhiều năm nay, ngành Y tế đã phát động phong trào "nở nụ cười", nói lời "cảm ơn" khi thăm khám cho bệnh nhân. Nhưng những nụ cười ấy dường như vẫn còn quá ít trong khi sự cáu gắt và những khuôn mặt nặng nề xem ra vẫn còn phổ biến. Xin đừng vì sức ép công việc mà thờ ơ với người bệnh, mà quên giữ gìn hình ảnh "lương y như từ mẫu". Y đức đâu phải những chuyện lớn lao như tận tâm, tận lực cho câu chuyện chuyên môn mà từ ngay những điều giản dị như từng ánh mắt ân cần, nụ cười trìu mến với người bệnh. Y đức không phải là thứ ban phát, ban ơn của kẻ mạnh dành cho những bệnh nhân yếu thế.

Nguyễn Thạch Trí Vĩnh

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn