Nước Pháp trao tặng Huân chương cho một Nhà xuất bản Việt Nam

Thứ sáu, 10/08/2018 18:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 16/8/2018 tới đây, Ngài Étienne ROLLAND-PIÈGUE, Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam sẽ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho ông Nguyễn Nhật Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.

Báo Công luận
 Hiệu sách Nhã Nam tại phố sách 19/12 - Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hoàng.

Huân chương Văn học và Nghệ thuật ra đời từ năm 1957, nhằm “tặng thưởng cho các cá nhân nổi bật nhờ công việc sáng tạo của họ trong lĩnh vực nghệ thuật và đóng góp của họ trong việc tôn vinh nghệ thuật và văn chương Pháp trên khắp thế giới”.

Ông Nguyễn Nhật Anh là Giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, thành lập năm 2005, ngay khi ở Việt Nam xuất hiện luật cho phép khối tư nhân tham gia lĩnh vực xuất bản, vốn tới thời điểm đó vẫn thuộc phạm vi nhà nước. Là dịch giả tự do, biên tập viên và tác giả, ông đã mang lại cho Công ty Nhã Nam phong cách và không khí làm việc năng động và hiện đại, ở đó sách Pháp chiếm một vị trí đặc biệt. Ông đã định hướng Nhã Nam thành một trong những nhà xuất bản chuyên về sách nước ngoài dịch sang tiếng Việt.

Theo đó, một số lượng lớn các tác phẩm của Pháp đã được xuất bản bởi Nhã Nam, đối tác đặc quyền của Đại sứ quán Pháp trong các hoạt động quảng bá sách và rộng hơn nữa là trong việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm. Kể từ khi thành lập, mỗi năm Nhã Nam dịch và xuất bản từ 30 đến 70 đầu sách tiếng Pháp, nhờ đó mà có thể được coi là nơi xuất bản nhiều sách tiếng Pháp nhất tại Việt Nam.

Ở một đất nước mà số lượng độc giả Pháp ngữ còn khá hạn chế, nhưng nhờ Nhã Nam, độc giả Việt Nam vẫn có thể nuôi dưỡng trí tưởng tượng của họ bằng cách đọc qua bản dịch tác phẩm của các tác giả lớn người Pháp, kinh điển cũng như đương đại, như Marcel Proust, Gustave Flaubert, Guy de Maupassant, Alexandre Dumas, Alphonse Daudet, Antoine de Saint-Exupéry, Gaston Leroux, Honoré de Balzac, Jules Verne, la Comtesse de Ségur, André Maurois, Jean-Marie-Gustave Le Clézio, Patrick Modiano, Jean-Paul Sartre, Romain Gary, Milan Kundera, Daniel Pennac, Francoise Sagan, Pierre Lemaitre, Annie Ernaux, Atig Rahimi, Didier Daeninckx, Didier Van Cauwelaert, Éric-Emmanuel Schmitt, Frédéric Beigbeder, Jonathan Littell, Leila Slimani, Marie Ndiaye, Jérôme Ferrari, Linda Lê, Marguerite Duras, Marie-Aude Murail, David Foenkinos, Sempé & Goscinny, v.v.

Là người dịch, đồng thời cũng là Nhà xuất bản tại Việt Nam của bộ truyện Nhóc Nicolas, hay nữa là Hoàng tử bé, ông Nguyễn Nhật Anh đã thành công trong việc mang lại cho văn học thanh thiếu niên một vị trí quan trọng. Năm 2014, ông được nhận Giải thưởng Sách Hay cho trẻ em. Ông cũng rất chăm chút cho chất lượng bản dịch các cuốn sách của Nhã Nam, và Nhã Nam là một trong những đơn vị tích cực tham gia các khóa đào tạo dịch thuật văn chương được tổ chức với sự giúp đỡ từ Trung tâm Sách Quốc gia Pháp.

Ông Nguyễn Nhật Anh đã hợp tác với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp và các tổ chức khác như Trường Viễn Đông Bác cổ hay Viện Đào tạo Chuyên ngành Đô thị, trong việc thúc đẩy tổ chức các hội thảo tại Việt Nam.

Các buổi hội thảo, triển lãm, giới thiệu sách thường xuyên được tổ chức và đây thực sự là những dịp quan trọng để độc giả Việt Nam có thể tiếp cận gần hơn, sâu hơn với các tác phẩm, tác giả Pháp, hiểu và cảm nhận rõ hơn nền văn học Pháp. Có thể kể đến triển lãm Hà Nội hình màu, trưng bày Xứ Jorai, series Văn học Pháp mỗi tháng một số, Ngày hội Nhóc Nicolas, Ngày hội Hoàng tử Bé, Những ngày Văn học châu Âu, và sắp tới đây, vào tháng 11 là Tuần Văn học Pháp với chủ đề “Từ trang sách đến màn ảnh” với sự tham gia của nhà văn đương đại nổi tiếng David Foenkinos.

Cùng với Viện Pháp, Nhã Nam cũng đã tổ chức đón tiếp thành công nhiều tác giả quan trọng của Pháp được dịch và xuất bản bởi Nhã Nam, như Marc Levy, Susie Morgenstern, Eric-Emmanuel Schmitt, Patrick Deville, Linda Lê, Trần Anh Hùng, v.v…

Ông Nguyễn Nhật Anh đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc giới thiệu tư tưởng Pháp tại Việt Nam, thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước Pháp -Việt. Chính vì tất cả những lý do này, Bộ Văn hóa Cộng hòa Pháp đã quyết định trao tặng ông Huân chương Hiệp sỹ Văn học và Nghệ thuật.

Tử Hưng

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa