Ổ dịch Bệnh viện Việt Đức cơ bản được khống chế, lây ra cộng đồng không lớn!

Thứ ba, 05/10/2021 18:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia, ổ dịch tại Bệnh viện Việt Đức cơ bản trong bệnh viện, việc lây ra bên ngoài không lớn và đang được kiểm soát.

Hiện nay, ổ dịch COVID-19 tại Bệnh Viện Hữu nghị Việt Đức đang được bệnh viện và cơ quan chức năng tập trung xử lý.

Mới đây nhất, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và người nhà 1000 người đã được di chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh Viện Đức Giang và Bệnh viện Thanh Nhàn để tiếp tục điều trị.

Đánh giá về việc di dời này, trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, PGS, TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, việc di dời bệnh nhân mục đích là giãn cách trong bệnh viện.

o dich benh vien viet duc co ban duoc khong che lay ra cong dong khong lon hinh 1

Việc di dời bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức để đảm bảo công tác phòng dịch.

Việc này có tác dụng hạn chế việc lây lan trong Bệnh viện Việt Đức, đồng thời đảm bảo vẫn tiếp tục công tác điều trị đối với bệnh nhân.

“Việc điều trị bệnh nhân không thể bỏ dở chừng, cần được tiếp tục thực hiện vì thế chuyển sang các bệnh viện khác là hợp lý” – ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Theo ông Trần Đắc Phu, công tác di chuyển bệnh nhân cần lưu ý là chuyển bệnh nhân theo phòng. Ở phòng nào thì di chuyển theo phòng điều trị đó.

Tránh hiện tượng “đỗ trộn lẫn gạo”, nếu không may có F0 thì  nguy cơ lây chéo cao. Vì thế, trong vấn đề di trên ô tô đến nơi điều trị mới cần phải được tổ chức tốt.

“Trong di chuyển có những ca F0 mà mình không biết sẽ có nguy cơ lây nhiễm. Mặc dù đã có những xét nghiệm trước đó nhằm phát hiện sớm F0.

Để giải quyết tránh lây chéo trên đường đi thì bệnh nhân khoa nào di chuyển theo khoa ấy để đảm bảo an toàn. Cẩn trọng như thế vẫn tốt hơn” – ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Từ câu chuyện phòng dịch tại Bệnh Viện Việt Đức, ông Trần Đắc Phu cho rằng, trong bối cảnh mới khi chuyển sang sống chung với dịch thì nguy cơ xuất hiện F0 trong bệnh viện cũng lớn.

Hiện nay, quy định của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch tương đối chặt chẽ, việc thực hiện tại các bệnh viện là nghiêm chỉnh.

Tuy nhiên, trong điều kiện của Việt Nam có cái khó khi việc điều trị bệnh nhân phải có người nhà vào phục vụ. Thường người nhà bệnh nhân khỏe mạnh nên hay giao lưu với người khác.

Đã có tình trạng lây chéo ở phòng khám, nhà ăn trong bệnh viện vì thế để phòng dịch trong bệnh viện là khó khăn. Vấn đề, phải làm sao phát hiện sớm, có F0 là giải quyết ngay, tránh hiện tượng lây lan rộng, nhiều trong khu vực khác nhau trong bệnh viện.

“Ổ dịch Việt Đức sẽ kiểm soát được. Hiện có lây lan về các tỉnh nhưng các tỉnh cũng đang khống chế được.

Việc lây ra cộng đồng bên ngoài bệnh viện ở Hà Nội cũng chưa có gì lớn. Cơ bản dịch chỉ ở trong bệnh viện nên đến nay coi như dịch đã khống chế được” -  ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trần Đắc Phu, việc sớm đưa Bệnh viện Việt Đức trở lại hoạt động là mục tiêu nhưng cũng phải đánh giá nguy cơ một cách cẩn trọng.

"Theo tôi hiện nay cần có phong tỏa ngặt nhất có thể, chỗ nào khi đánh giá nguy cơ mà kết luận không ảnh hưởng, không lây lan ra khoa phòng khác, ở khu riêng biệt thì cũng có thể cho phép hoạt động trở lại" - ông Trần Đắc Phu phân tích.

Như vậy, qua trao đổi với chuyên gia có thể thấy việc ổ dịch ở Bệnh viện Việt Đức được kiểm soát sớm nên ảnh hưởng tới cộng đồng không lớn. 

Trước đó, tại buổi làm việc, đại diện CDC Hà Nội cho biết, đến sáng 4/10 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức đã có 39 ca mắc COVID-19, trong đó Hà Nội ghi nhận 31 ca nhiễm. 8 trường hợp còn lại được phát hiện ở Nam Định (4), Hưng Yên (1), Hà Tĩnh (2) và Hải Dương (1).

Hiện những ca F0 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức trên địa bàn Hà Nội đã chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị, các F1 tại bệnh viện này cũng đã di chuyển đến địa điểm cách ly tập trung của TP Hà Nội từ rạng sáng ngày 3/10 (khoảng 150 người).

Lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức cho biết hiện còn 1.054 bệnh nhân, 1.018 người nhà, hơn 1.000 nhân viên y tế đang có mặt trong khuôn viên bệnh viện. Đến nay tất cả những trường hợp này đã lấy mẫu xét nghiệm 2 lần.

Để giải toả và làm sạch bệnh viện, Bệnh viện Việt Đức đã liên hệ với Bệnh viện ĐH Y Hà Nội để chuyển bệnh nhân đến điều trị tiếp tục, dự kiến khoảng 200 người gồm cả bệnh nhân và người nhà; chuyển Bệnh viện Thanh Nhàn dự kiến 450 người; chuyển Bệnh viện Đức Giang 350 người.

o dich benh vien viet duc co ban duoc khong che lay ra cong dong khong lon hinh 2

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe