PGS.TS Trần Đắc Phu: Người dân cần nói rõ tiền sử bệnh tật khi khám để tiêm vắc xin COVID-19

Thứ bảy, 08/05/2021 12:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Phản ứng sau tiêm vắc xin có thể xảy ra, để an toàn, người đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần khai rõ về tiền sử bệnh tật để giúp đội ngũ y tế sàng khám sàng lọc, hạn chế rủi ro", PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo.

Như Nhà báo & Công luận đã đưa tin, ngày 7/5, một nhân viên y tế ở An Giang đã tử vong sau khi tiêm vắc xin phòng COVIĐ-19. Nguyên nhân dẫn đến tử vong được xác định là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm).

Sau sự cố này, nhiều người tỏ ra lo lắng về sự an toàn khi tiêm chủng, trước tâm lý đó. phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (ảnh nguồn internet).

PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (ảnh nguồn internet).

Theo ông Trần Đắc Phu, vắc xin là thành tựu lớn của y học, nhờ vắc xin đã đẩy lùi được nhiều dịch bệnh, xóa sổ nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bại liệt, đậu mùa hoặc giảm tỷ lệ mắc và tử vong từ hàng trăm đến hàng ngàn lần như bạch hầu, ho gà, uốn ván... Thông thường, một loại vắc xin người ta phát triển 4 đến 10 năm mới đem lại được thành công.

Trong khi đó, vắc xin COVID-19 mới phát triển hơn trong vòng 1 năm. Các vắc xin hiện nay được nhiều quốc gia đưa vào sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để ứng phó với dịch bệnh. Hiện đã có hàng trăm quốc gia đã sử dụng vắc xin phòng COVID-19 để tiêm trên diện rộng. Những nước có dịch bệnh nhiều như Mỹ, Anh…họ đã tiêm đồng loạt.

Vắc xin COVID-19 cũng như nhiều vắc xin khác, khi tiêm sẽ đưa kháng nguyên vào cơ thể, giúp cơ thể tạo ra kháng thể. Vắc xin phòng COVID-19 khi được tiêm vào cơ thể sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể để phòng bệnh COVID-19.

Vắc xin là thành tựu lớn của y học, tuy nhiên vắc xin nào khi vào cơ thể cũng có thể gây ra các phản ứng như sốt, đau mỏi cơ, sưng ở nơi tiêm. Thậm chí, nặng có thể sốc phản vệ dẫn tới tử vong và vắc xin COVID-19 cũng không ngoại lệ.

Nhiều nước trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp người tiêm vắc xin phòng COVID-19 bi tử vong. Tuy nhiên, điều đó không phủ nhận được lợi ích mà vắc xin phòng COVID-19 mang lại cho cộng đồng.

Ông Trần Đắc Phu cho rằng, hiện nay, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới.

Với quy trình tiêm chủng cấp độ an toàn cao nhất, các cơ sở tiêm chủng vắc xin phải đạt tiêu chuẩn theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

Người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi phản ứng và được hướng dẫn tiếp tục theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm; công tác cấp cứu đề phòng trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng phải luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người được tiêm chủng.

“Nước chúng ta đã có thành tựu kinh nghiệm tiêm chủng nhiều năm. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia của chúng ta rất thành công và mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu” – ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Theo vị này, người đi tiêm chủng được khám sàng lọc, được hỏi kỹ về tiền sự dị ứng thuốc. Vì thế, khi tham gia tiêm chủng mọi người cần phải chủ động khai thật với nhân viên y tế về tiền sử bệnh tật của mình để hạn chế được rủi ro.

Công tác tiêm chủng rất cần thiết, tiêm vắc xin COVID-19 là phương pháp an toàn mang đến hiệu quả cao trong phòng chống đại dịch toàn cầu. Vì thế, người dân nên tham gia tiêm chủng để cùng chung tay đẩy lùi đại dịch.

Được biết, hiện nay chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam là 5K + vắc xin. Vì thế, công tác tiêm chủng vắc xin cần thiết được tiến hành bình thường.

Theo BS Từ Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế An Giang, ngày 7/5 trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận một trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca. Người tử vong là nữ nhân viên y tế 35 tuổi đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu.

Trước khi tiêm vắc xin tại điểm tiêm ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu sáng 6/5, nữ nhân viên y tế này đã được khám sàng lọc và giải thích về các phản ứng sau tiêm.

Sau khi tiêm, bệnh nhân có phản ứng sốc và đã được Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu xử lý theo đúng phác đồ. Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu đã kết nối hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang và Bệnh viện Chợ Rẫy để kịp thời được tư vấn xử lý.

Ngay sau đó bệnh nhân được chuyển về tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cử các chuyên gia hồi sức tích cực đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang để hỗ trợ cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong ngày 7/5/2021.

Theo kết luận của Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế An Giang, nguyên nhân dẫn đến tử vong là sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm).

Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã gọi điện chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình, người thân của nữ nhân viên y tế và lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch y tế tỉnh An Giang.

Trinh Phúc

Tin khác

Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

(CLO) Bộ Y tế đã nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19.

Sức khỏe
TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

(CLO) Sở An toàn thực phẩm TP HCM cho biết, 19 sinh viên nghi ngộ độc tại ký túc xá Đại học Quốc gia đã khỏe, có thể xuất viện trong hôm nay.

Sức khỏe
Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

(NB&CL) Theo các chuyên gia việc người bệnh nan y từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế vì quy trình khám chữa bệnh có quá nhiều rào cản chính là biểu hiện của bất cập chính sách bảo hiểm y tế hiện nay, cần được thay đổi.

Sức khỏe
Cử tri phản ánh nhiều đoàn kiểm tra đến cùng một cơ sở: Bộ Y tế nói gì?

Cử tri phản ánh nhiều đoàn kiểm tra đến cùng một cơ sở: Bộ Y tế nói gì?

(CLO) Văn phòng Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sức khỏe
Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Thái Bình với thành phố Wonju và WMIT (Hàn Quốc) về lĩnh vực y tế

Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Thái Bình với thành phố Wonju và WMIT (Hàn Quốc) về lĩnh vực y tế

(CLO) Ngày 8/5, tại Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực trang thiết bị y tế giữa Sở Y tế Thái Bình với thành phố Wonju và Quỹ Công nghệ Thiết bị y tế Wonju (WMIT) Hàn Quốc.

Sức khỏe