Phải "cắm" cả sổ đỏ để làm phim

Thứ tư, 20/06/2018 10:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Làm phim tài liệu thực sự gian nan, vất vả. Ít người biết rằng, có những bộ phim không có nhà đầu tư, những nhà làm phim phải tự bỏ tiền túi ra để sản xuất phim. Thậm chí, đã có lúc khó khăn đến nỗi phải "cắm" sổ đỏ để tiếp tục làm phim.

 

Báo Công luận
Từ trái sang phải: Các nhà làm phim: Phạm Hồng Ánh, Đặng Hồng Giang, Phạm Thu Hằng, Trần Phương Thảo, Ngô Ngọc Đức và người dẫn chương trình. Ảnh: D.T

Nhận thấy tình hình khó khăn chung của các nhà làm phim tài liệu Việt Nam, Viện Goethe Hà Nội đã tổ chức hội thảo, thảo luận về những vấn đề vướng mắc, thiếu thốn trong quá trình làm phim tài liệu từ khâu gây quỹ đến công chiếu, tiếp cận khán giả.

Hội thảo có sự góp mặt của 5 nhà làm phim, đạo diễn, sản xuất nổi tiếng, để lại nhiều thành tích trong thể loại phim tài liệu Việt Nam: Phạm Hồng Ánh (Diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất); Phạm Thu Hằng (Nhà làm phim độc lập); Trần Phương Thảo (Đạo diễn, nhà sản xuất phim); Đào Thanh Hưng (Nhà làm phim); Ngô Ngọc Đức (Nhà làm phim người Đức, gốc Việt).

Hội thảo là cơ hội để các bạn trẻ có đam mê làm phim tài liệu, hay những nhà làm phim đã có dự án nhưng chưa tiếp cận được với nguồn vốn, được lắng nghe, trao đổi với các vị khách mời (các nhà làm phim có nhiều thành tích, kinh nghiệm trong lĩnh vực này).

Kinh phí chủ yếu từ nước ngoài

Đề tài được thảo luận trong buổi nói chuyện xoay quanh 3 chủ đề, thứ nhất là cách tiếp cận nguồn kinh phí cho phim tài liệu khi các nhà làm phim đã có trong tay dự án; Thứ hai là những vấn đề xoay quanh quá trình sản xuất phim tài liệu; Thứ ba là làm thế nào để đưa phim tài liệu đến với độc giả.

Phim tài liệu là mảng phim thú vị, phản ánh sinh động và cũng đầy mê hoặc về đất nước, cuộc sống, bức tranh văn hóa đa chiều của quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, sản xuất phim tài liệu rất khó khăn, vất vả, chi phí đầu tư rất cao mà lượng khán giả quan tâm, yêu thích lại ít. Chính vì vậy, thể loại phim này khó thu hút được nguồn kinh phí từ nhà đầu tư hơn rất nhiều so với các siêu phẩm điện ảnh giàu tính giải trí.

Theo nhà làm phim Trần Thị Hằng, nguồn kinh phí cho những ý tưởng, dự án phim tài liệu của chị chủ yếu đến từ nước ngoài. Dự án đầu tiên của chị được tài trợ từ rất nhiều nguồn kinh phí. Kinh phí cho giai đoạn khảo sát dự án có được từ Liên hoan phim DNG ở Hàn Quốc; Kinh phí cho quá trình sản xuất là từ Liên hoan phim Quốc tế Busan; Kinh phí cho quá trình hậu kỳ là từ nhà đầu tư ở Inchoen, Hàn Quốc.

Đặng Hồng Giang, một nhà làm phim thành công với hai tập phim gần đây “Lửa Thiện Nhân”, “Đáng sống” thì cho biết người làm phim tài liệu phải biết “làm tốt thì sống, làm dở thì chết”. Hồng Giang khẳng định có thể tiếp cận hàng trăm nguồn kinh phí, nếu các nhà làm phim tạo được sự tin tưởng nhất định với nhà đầu tư thông qua hồ sơ về kinh nghiệm bản thân, dự án phim có chất lượng, đảm bảo thời gian hoàn thiện, công chiếu…

Cần sự tích cực của các nhà sản xuất trong nước

Sản xuất khó khăn, vất vả, lợi nhuận thấp và kém hấp dẫn khán giả hơn nhiều so với thể loại phim giàu tính giải trí là lý do khiến các nhà sản xuất phim không mấy “mặn mà” với thể loại phim tài liệu.

Mặc dù không nhiều, nhưng vẫn còn một số nhà làm phim kiên trì theo đuổi mảng phim này, một phần vì giá trị văn hóa của nó, một phần các nhà làm phim cho rằng đó là cái duyên, cái nợ của họ.

Phạm Hồng Ánh, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim tài liệu chia sẻ, đã xác định làm phim tài liệu thì đừng nghĩ đến việc đem lại lợi nhuận. Quan trọng là câu chuyện mình kể trong phim đã hấp dẫn, thu hút được khán giả và thể hiện hết giá trị của nó hay chưa.

Cách đây mấy năm, Đào Thanh Hưng, nhà làm phim tài liệu đã chia sẻ với báo chí rằng, anh sẽ không làm phim tài liệu nữa. Tuy nhiên, bộ phim “E910, giảng đường trên mây” của anh công chiếu vào mùa hè năm 2017 đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khán giả, và đã có thành công nhất định. Nhà làm phim Thanh Hưng cho biết, có lẽ đó là cái duyên, cái nợ của anh đối với phim tài liệu.

“Làm phim tài liệu thực sự gian nan, vất vả, có những bộ phim không có nhà đầu tư, anh em trong đoàn phải tự bỏ tiền túi ra để sản xuất phim phục vụ cho khán giả. Đã có lúc khó khăn đến nỗi phải "cắm" sổ đỏ để tiếp tục làm phim”, nhà làm phim Đặng Hồng Giang chia sẻ.

Dương Thành

Tin khác

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

(CLO) Tỉnh Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

Đời sống văn hóa