Pháp đề xuất đánh thuế 25% lợi nhuận các tập đoàn đa quốc gia lớn

Thứ hai, 12/07/2021 14:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Pháp ông Bruno Le Maire đề xuất các quốc gia thuộc nhóm G20 nên đánh thuế 25% lợi nhuận của các công ty đa quốc gia, bất kể nguồn thu từ đâu.

Các đại biểu tham dự hội nghị chuyên đề về thuế cấp cao của G20 trong cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại Venice (Italy) vào hôm 9/7. Ảnh: Reuters.

Các đại biểu tham dự hội nghị chuyên đề về thuế cấp cao của G20 trong cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại Venice (Italy) vào hôm 9/7. Ảnh: Reuters.

Theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính Pháp- ông Bruno Le Maire đã đưa ra đề xuất đánh thuế 25% lợi nhuận của các công ty đa quốc gia, bất kể nguồn thu từ đâu tại cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính từ Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới G20 diễn ra vào ngày 10/7 vừa qua.

“Tôi cho rằng giải pháp tốt nhất là áp thuế 25% trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này nhằm giúp giảm đi những lo ngại chính đáng của một số nước đang phát triển”, Bộ trưởng Tài chính Pháp nhấn mạnh.

Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển giúp các tập đoàn công nghệ lớn mở rộng được thị trường và có thể chuyển lợi nhuận đến các nước có mức thuế thấp. Đề xuất trên hướng đến nhóm các tập đoàn đa quốc gia, bất kể nguồn thu đến từ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào trên thế giới.

Các doanh nghiệp nằm trong diện xem xét áp dụng mức thuế mới theo đề xuất trên là các tập đoàn đa quốc gia có doanh thu toàn cầu trên 23,8 tỷ USD, và sau 7 năm khi đánh giá lại, mức doanh thu nầy có thể được cân nhắc giảm xuống 11,9 tỷ USD.

Ông Paolo Gentiloni, Ủy viên Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề kinh tế cho rằng, các nước đang phát triển như Brazil, đã và đang thúc đẩy việc đánh thuế cao hơn trong vấn đề này.

Trước đó, hồi đầu tháng 7, có 131 quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đồng ý thiết lập một thỏa thuận đánh thuế tối thiểu 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thỏa thuận ban đầu do còn nhiều khúc mắc xung quanh. Đặc biệt là khi nhiều nước hiện mong muốn nâng mức đánh thuế tối thiểu này cao hơn.

“Chúng tôi kêu gọi các nước nhanh chóng giải quyết các vấn đề còn lại trong khuôn khổ đã thống nhất cùng với một kế hoạch chi tiết để chuẩn bị cho cuộc họp tiếp theo diễn ra vào tháng 10”, tuyên bố cho biết.

Do vậy, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 đang phải thảo luận và xem xét các khía cạnh chi tiết hơn đối với đề xuất này, với mục tiêu là đến Hội nghị Thượng đỉnh G220 diễn ra tại Italy vào tháng 10 tới đây, thỏa thuận sẽ được hoàn tất và áp dụng.

Hương Vũ

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp