Pháp phản đối ý tưởng tài trợ chung nhiều hơn cho NATO

Thứ bảy, 29/05/2021 06:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Pháp nói rõ, họ phản đối mạnh mẽ ý tưởng của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg rằng các quốc gia thành viên nên cùng nhau tài trợ nhiều hơn cho công việc của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: AFP

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: AFP

Bài liên quan

Năm 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ nghi ngờ về tính hiệu quả của Điều 5 Hiệp ước NATO quy định rằng một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên là "một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên của nó".

Bộ Lực lượng vũ trang Pháp nói rằng "nếu ý tưởng là tăng cường đóng góp của các quốc gia vào ngân sách chung và thay đổi triết lý của NATO, chuyển từ trách nhiệm quốc gia sang pha loãng trách nhiệm, thì Pháp rõ ràng sẽ là không đồng ý”.

Theo chính phủ Pháp, "vấn đề không phải là NATO so với châu Âu mà là NATO đối nghịch lại quốc phòng của mỗi quốc gia thành viên".

Với việc Pháp đã đạt được mục tiêu của NATO là chi 2% GDP cho ngân sách quốc phòng của liên minh, Paris vẫn sẵn sàng nghe các lập luận phản bác và các chi tiết liên quan đến đề xuất của Stoltenberg.

Stoltenberg kêu gọi tăng cường tài trợ cho NATO

Tháng 2/2021, người đứng đầu NATO nói rằng ông sẽ kêu gọi các bộ trưởng quốc phòng của các nước thành viên "tăng cường tài trợ của NATO" cho "các hoạt động răn đe và phòng thủ cốt lõi" của liên minh.

"Tất cả những khả năng quân sự này được cung cấp bởi các đồng minh và những đồng minh cung cấp những khả năng đó cũng sẽ trang trải tất cả các chi phí. Đề xuất của tôi là NATO nên trang trải một số chi phí đó", Stoltenberg nói thêm.

Ông nhấn mạnh rằng chi tiêu cùng nhau nhiều hơn sẽ chứng tỏ sức mạnh trong cam kết bảo vệ lẫn nhau của các quốc gia thành viên theo Điều 5 của Hiệp ước NATO.

"Và nó sẽ góp phần chia sẻ gánh nặng một cách công bằng hơn", Tổng thư ký NATO nhấn mạnh trong các báo cáo rằng đề xuất dự kiến ​​sẽ bơm khoảng 20 tỷ USD vào ngân sách chung trong 10 năm.

Reuters cũng dẫn lời một số nhà ngoại giao giấu tên nói rằng đề xuất này được coi là phản ứng trước căng thẳng lâu dài của EU với Mỹ, người đã nhiều lần cáo buộc các đồng minh châu Âu không đóng góp đủ cho quốc phòng của họ.

Ý tưởng của Stoltenberg được cho là tìm cách giải quyết lời cảnh báo trước đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về sự kém hiệu quả hiện tại của NATO, vốn được thành lập vào năm 1949 nhằm ngăn chặn mối đe dọa quân sự được cho là từ Liên Xô khi đó.

Ông Macron tuyên bố NATO bị “chết não”

Trong một cuộc phỏng vấn với The Economist vào năm 2019, Macron khẳng định rằng NATO đang trải qua giai đoạn "chết não" do thiếu sự phối hợp và sự khó đoán của Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Pháp cũng nghi ngờ về tính hiệu quả của Điều 5 của Hiệp ước NATO, trong đó nói rằng "một cuộc tấn công vào một thành viên của NATO là một cuộc tấn công vào tất cả các thành viên của nó".

"Tôi không biết, nhưng Điều 5 sẽ có ý nghĩa gì vào ngày mai?", ông Macron nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã nhanh chóng phản ứng vào thời điểm đó, cho rằng Tổng thống Macron không có ý khai tử NATO mà muốn nói rõ rằng "không ai nên phớt lờ cuộc khủng hoảng mà liên minh đã trải qua".

Vào tháng 11 năm 2018, ông Macron nhấn mạnh rằng EU nên có một "quân đội châu Âu thực sự" độc lập với Mỹ và NATO để có thể tự vệ trước các mối đe dọa được cho là xuất phát từ Washington, Bắc Kinh và Moscow. Sau khi ý tưởng được bà Merkel tán thành, Berlin và Paris đã đồng ý về việc tạo ra một máy bay và hệ thống chiến đấu chung, mời các quốc gia châu Âu khác tham gia dự án.

Tin khác

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h