Phòng chống dịch COVID-19, cả nước đang hướng về Bắc Giang

Thứ tư, 26/05/2021 06:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kể từ thời điểm bùng phát dịch lần thứ 4 tới nay, Bắc Giang là địa phương có số lượng ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất, với gần 1.400 bệnh nhân. Trong đó, số nhiều là công nhân tại các khu công nghiệp.

Cả nước hướng về Bắc Giang

Ngày 25/5, cả nước đều hướng về Bắc Giang, sau khi Bộ Y tế công bố có 300 công nhân dương tính với COVID-19 tại địa phương này. Tới sáng 26/5, Bắc Giang có thêm 55 ca nhiễm mới. Như vậy, tính từ đầu thời điểm bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, Bắc Giang là địa phương có nhiều ca nhiễm nhất nước, lên tới 1.399 bệnh nhân.

Hiện Bắc Giang có 1.399 ca nhiễm COVID-19.

Hiện Bắc Giang có 1.399 ca nhiễm COVID-19.

Theo TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nhận định sơ bộ nguồn lây là tại các khu vực nhà máy trong khu công nghiệp, và/hoặc trong khu nhà ở, lưu trú của công nhân vì đây là nơi có mật độ làm việc, lưu trú đông, trong khi đó chủng virus này lây lan nhanh, mạnh và phát tán rộng trong môi trường không khí.

Được biết, Bắc Giang là một trong những địa phương trọng điểm công nghiệp tại phía Bắc. Hiện, tỉnh này có 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp các loại, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội cho hàng vạn lao động.

Do đó, sự bùng phát dịch bệnh tại Bắc Giang sẽ giáng một đòn mạnh nên tình hình phát triển kinh tế, công nghiệp của tỉnh này nói riêng và của cả nước nói chung.

Theo giới chuyên gia, việc bùng phát dịch bệnh trong khu công nghiệp sẽ khiến tình hình sản xuất công nghiệp bị gián đoạn, tạm thời đứt chuỗi cung ứng một số ngành nghề, như chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí, chế tạo;... 

Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất, hàng vạn lao động có thể thất nghiệp tạm thời, khiến cho công tác an sinh xã hội trở nên khó khăn hơn.

Trước tình hình này, Chính phủ cũng đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác, tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm, quyết liệt chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo tất cả các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, tự đánh giá mức độ an toàn, cập nhật lên bản đồ an toàn COVID-19. Kiên quyết dừng hoạt động khi không đảm bảo an toàn và không cập nhật mức độ an toàn lên hệ thống.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và những người liên quan (người cung cấp, vận chuyển vật tư, hàng hóa, suất ăn…); xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo không trung thực.

Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn việc cách ly, xét nghiệm đối với người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng khu vực và diễn biến tình hình dịch bệnh để nếu có tình huống dịch xâm nhập, có thể duy trì hoặc sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bắc Giang chuẩn bị nối lại hoạt động của 4 khu công nghiệp

Về phía tỉnh Bắc Giang, tỉnh này vừa ban hành kế hoạch tổ chức lại hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong 4 khu công công nghiệp Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng và Vân Trung từ ngày 28/5.

Bắc Giang chuẩn bị nối lại hoạt động của 4 khu công nghiệp.

Bắc Giang chuẩn bị nối lại hoạt động của 4 khu công nghiệp.

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, kế hoạch tổ chức lại sản xuất của 4 khu công nghiệp (KCN) nhằm thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế.

4 KCN hoạt động trở lại cũng góp phần giảm tải cho các khu cách ly xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từng bước ổn định việc làm, thu nhập và đời sống cho hàng chục ngàn lao động trong các KCN.

Trước khi trở lại hoạt động, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện hàng loạt giải pháp phòng chống, kiểm soát dịch bệnh như rà soát, đánh giá bảo đảm điều kiện an toàn phòng chống dịch trong sản xuất, được các cơ quan chức năng hướng dẫn đầy đủ quy định, biện pháp bảo đảm an toàn trong điều kiện vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp cũng phải cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, điều kiện, phương án tổ chức sản xuất do các cơ quan chức năng tỉnh ban hành, tuân thủ quy mô sản xuất được phê duyệt.

Kế hoạch đưa 4 KCN trên địa bàn trở lại hoạt động của tỉnh Bắc Giang được chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, các doanh nghiệp chỉ được sử dụng các lao động đã được cơ quan y tế, chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận đã được kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch từ ngày 9/5 tới nay, có 2 lần xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19, trong đó lần gần nhất là 1 ngày trước thời điểm quay lại doanh nghiệp làm việc.

Người lao động được bố trí chỗ ở tại doanh nghiệp hoặc ký túc xá riêng biệt của doanh nghiệp. Người lao động ở bên ngoài nơi cư trú tập trung không được tiếp xúc cộng đồng.

Bên cạnh đó, Bắc Giang sẽ xét nghiệm tầm soát COVID-19 với toàn bộ người lao động, mỗi lần cách nhau 7 ngày trong tháng đầu tiên hoạt động trở lại, tháng tiếp theo mỗi tháng xét nghiệm 50% lao động trước ngày 15 hằng tháng.

Trong tháng đầu tiên, doanh nghiệp quy mô dưới 500 lao động được sử dụng toàn bộ lao động, quy mô 500 - 1.000 lao động được sử dụng 85% số lao động, quy mô 1.000 - 5.000 lao động được sử dụng 675 lao động cộng 25% số lao động còn lại, quy mô trên 5.000 lao động được sử dụng 1.756 lao động cộng với 20% số lao động còn lại.

Trong các tháng tiếp theo, ban quản lý các KCN sẽ căn cứ tình hình thực tế dịch bệnh để quyết định.

Giai đoạn 2, các doanh nghiệp trong KCN sản xuất trong điều kiện dịch COVID-19 được kiểm soát, trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng vẫn phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh theo yêu cầu của tỉnh.

Báo Công luận

Việt Vũ

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp