Quan hệ ASEAN - Mỹ: Hành trình 45 năm phát triển và hướng tới tầm cao mới

Thứ tư, 11/05/2022 14:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mối quan hệ ASEAN - Mỹ đã trải qua 45 năm hình thành và phát triển, được đánh dấu bằng Hội nghị Cấp cao đặc biệt diễn ra tại thủ đô Washington vào ngày 12 và 13/5 tới đây. Và có thể tin rằng, mối quan hệ này sẽ còn hướng tới một tầm cao mới...

 

1. Trở lại với quá khứ, vào năm 1977, Mỹ và ASEAN bắt đầu đặt mối quan hệ chính thức. Đây được xem như một sự thiết lập khá muộn màng, khi mà ASEAN đã được thành lập cách đó tròn 10 năm (8/8/1967). Khi đó ASEAN mới chỉ có 5 thành viên, đều là những nước sáng lập ban đầu: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Malaysia.

quan he asean  my hanh trinh 45 nam phat trien va huong toi tam cao moi hinh 1

Quốc kỳ của các nước tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 được trưng bày tại Bangkok hồi năm 2019. Ảnh: AFP

Kể từ sự khởi đầu dù có phần muộn màng đó, mối quan hệ giữa ASEAN và Mỹ đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển trong mối quan hệ giữa 2 bên ngày càng toàn diện và sâu rộng hơn sau khi ASEAN đã hội tụ được đủ 10 thành viên như ngày nay, với việc Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào (1997), Campuchia (1997) và Myanmar (1999) lần lượt gia nhập.

Để rồi đến năm 2015, một dấu ấn đặc biệt trong mối quan hệ ASEAN và Mỹ đã diễn ra, khi 2 bên chính thức nâng mối quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược vào năm 2015. Điều đó có nghĩa quan hệ với ASEAN lúc này trở thành một trong những mối quan hệ quan trọng nhất đối với Mỹ trên trường quốc tế.

Kể từ đó, quan hệ ASEAN - Mỹ tiếp tục không ngừng phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Hai bên đã ký kết thêm nhiều hiệp ước hoặc tổ chức các diễn đàn về mọi mặt từ kinh tế, an ninh, y tế cho đến công nghệ; như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (2009) hay Đối thoại Chính sách mạng ASEAN - Mỹ (2019).

Sau 45 năm hình thành về phát triển, có thể nói mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN đã phát triển vượt bậc về mọi mặt. Tính đến năm 2019, ASEAN là điểm đến đầu tư hàng đầu của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ tại khu vực này lên tới 329 tỷ USD, còn lớn hơn so với toàn bộ số vốn FDI của Mỹ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cộng lại. ASEAN còn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 đối với hàng hóa của Mỹ. Xuất khẩu của Mỹ sang ASEAN đã tạo ra khoảng 500.000 việc làm. Ngược lại, Mỹ đang là đối tác thương mại lớn thứ 4 của ASEAN.

Thậm chí theo PGS.TS Vũ Minh Khương, thì kể từ năm 2010, quan hệ ASEAN - Mỹ tiến nhanh hơn so với mức quan hệ của khối với thế giới nói chung. Cụ thể là, tổng giá trị thương mại giữa ASEAN - Mỹ tăng tới 70% trong giai đoạn 2010-2020, trong khi mức tăng này chỉ là 33% cho quan hệ ASEAN - thế giới.

Cũng trong thời gian này, đầu tư FDI của Mỹ vào ASEAN tăng 2,27 lần, trong khi đầu tư của thế giới vào khối chỉ tăng 1,27 lần. Mỹ hiện là đối tác lớn nhất của ASEAN về cả FDI (chiếm 25%) lẫn thương mại (12%) - theo số liệu thống kê mới nhất vào năm 2020.

Có thể khẳng định, ASEAN là một trong những đối tác lớn và quan trọng bậc nhất của Mỹ trên thế giới hiện tại.

quan he asean  my hanh trinh 45 nam phat trien va huong toi tam cao moi hinh 2

Sự hội nhập và phát triển trong mối quan hệ giữa ASEAN và Mỹ ngày càng sâu rộng.

2. Hội nghị Đặc biệt ASEAN - Mỹ năm nay được nỗ lực tổ chức đúng vào thời điểm mà thế giới đang có những bất ổn lớn về mọi mặt, trong đó tạo nên nhiều hệ lụy hơn cả là đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine. Điều này cho thấy, cả đôi bên, ASEAN và Mỹ đều đặc biệt quan tâm, chú trọng tới mối quan hệ này. 

Và trên thực tế 45 năm qua, Mỹ luôn xem ASEAN như một ưu tiên lớn trong các vấn đề quan trọng của thế giới. Tháng 10 năm ngoái, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ theo hình thức trực tuyến, Mỹ đã công bố khoản đầu tư 102 triệu USD cho các sáng kiến mới sau đại dịch Covid; nhằm mở rộng sự tham gia của nước này tại Đông Nam Á về các vấn đề an ninh y tế, chống biến đổi khí hậu và kích thích tăng trưởng kinh tế trên diện rộng.

Chưa hết, trong 2 năm qua, Mỹ cũng là một trong những quốc gia viện trợ vắc xin Covid-19 nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, tính đến cuối năm 2021, Mỹ công bố đã cung cấp hơn 42 triệu liều vắc xin và hỗ trợ hơn 200 triệu USD cho các nước ASEAN nhằm đối phó Covid-19.

Chưa dừng lại ở đó, Hội nghị Cấp cao đặc biệt để kỷ niệm 45 mối quan hệ ASEAN - Mỹ còn diễn ra trong thời điểm các mối quan hệ trong khu vực đang diễn ra rất phức tạp, từ các vấn đề ở Biển Đông cho đến tình hình bất ổn Myanmar, vốn cần rất nhiều sự hợp tác giữa các bên để giải quyết.

ASEAN hiện đang ở vị thế rất đặc biệt, mà các cường quốc hay các tổ chức lớn trên thế giới đều muốn nhận được sự ủng hộ. Đặc biệt, Mỹ rất muốn thắt chặt và mở rộng mối quan hệ với ASEAN hơn nữa, nhằm có được nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, từ thương mại, kinh tế cho đến tình hình địa chính trị trong khu vực. Mỹ cũng muốn trở lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - tổ chức đang có 4 nước ASEAN là Brunei, Việt Nam, Malaysia và Singapore.

Mỹ còn đang phát triển Khung kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương, một kế hoạch được cho là cốt lõi trong các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm cho thấy Mỹ một lần nữa sẵn sàng đi đầu trong các vấn đề kinh tế và thương mại trong khu vực. Bởi vậy, ASEAN là khu vực mà Mỹ luôn muốn đặt mối quan hệ lên cao nhất có thể. 

Có thể nói, chưa bao giờ một hội nghị giữa ASEAN - Mỹ lại đặc biệt, cũng như mối quan hệ giữa 2 bên lại quan trọng như lúc này. Và hãy tin rằng, hai bên sẽ còn tạo ra những bước đột phá mới trong mối quan hệ vốn đã có truyền thống tốt đẹp của mình sau những cuộc gặp trực tiếp tại Washington tới đây.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế