Quảng Ngãi: Tiến hành cưỡng chế giao đất để thi công DA mở rộng QL1A

Thứ năm, 07/11/2019 12:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 6/11, sau hơn 1 tuần chính thức ra thông báo, UBND huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) phối hợp với các đơn vị tổ chức cưỡng chế 2/16 hộ không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn.

Theo ông Đỗ Thiết Khiêm, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), 2 trường hợp bị cưỡng chế đợt này là hộ ông Nguyễn Tân Minh và ông Võ Thanh Dũng (xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Cụ thể, diện tích đất bị cưỡng chế của hộ ông Minh là 161m2 , hộ ông Dũng là 97m2.

Tháo dỡ các công trình, cây cối tại khu vực bị cưỡng chế.

Tháo dỡ các công trình, cây cối tại khu vực bị cưỡng chế.

Theo ghi nhận, sau ít phút trước khi bị cưỡng chế, với sự kiên trì vận động và thuyết phục của các cấp ngành huyện Bìn Sơn, tỉnh Quảng Ngãi gia đình ông Minh đã đồng ý giao đất, đồng thời đề nghị lực lượng chức năng có mặt hỗ trợ tháo dỡ vật dụng kiến trúc trên phần đất bị thu hồi.

Riêng đối với hộ ông Dũng, gia đình không chống đối nhưng yêu cầu lực lượng chức năng có mặt phải thực hiện đầy đủ các bước đúng trình tự thủ tục theo quy định trước khi cưỡng chế, không gây ảnh hưởng đến công trình và vật kiến trúc trên phần đất không bị thu hồi.

Lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết giao thông tại khu vực cưỡng chế.

Lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết giao thông tại khu vực cưỡng chế.

"Việc tổ chức cưỡng chế là biện pháp cuối cùng sau quá nhiều lần vận động, thuyết phục nhưng không thành công. Vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, chúng tôi mong muốn 14 hộ còn lại có sự nhìn nhận, tự giác thực hiện để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công sớm hoàn thành dự án, góp phần giảm tải được tình trạng TNGT trên địa bàn”, ông Đỗ Thiết Khiêm Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn chia sẻ.

Sau 2 trường hợp này, huyện Bình Sơn sẽ thực hiện cưỡng chế đối với 14 trường hợp còn lại nếu như các hộ dân tiếp tục không đồng ý bàn giao mặt bằng để nâng cấp, mở rộng QL1A.

Trước đó, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khi giá đền bù quá chênh lệch với giá thị trường khiến người bị thu hồi đất thiệt thòi và không đồng thuận. Vì thế, khi thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự án công cộng… mặt bằng luôn là một trong những “điểm nghẽn” khiến các công trình chậm tiến độ.

Trả lời báo chí, ông Đỗ Thiết Khiêm, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã ban hành 32 quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với các gia đình cá nhân. Tuy nhiên, vướng mắc nhất hiện nay là công tác giải phóng mặt bằng, các hộ dân cho rằng, giá bồi thường đất mặt tiền Quốc lộ 1A quá thấp so với thị trường (hiện giá đất khu vực này là 500.000 đồng/m2, trong khi đó, bên phía Bắc cầu Cháy có giá 1.320.000 đồng/m2).

“Ngày xưa đơn giá đất ở đây phù hợp, nhưng từ ngày có Khu công nghiệp VSIP thì giá giao dịch đất ngoài thị trường có tăng trong khi Nhà nước không có điều chỉnh, giá đất ổn định toàn tuyến. Chúng tôi cũng đã làm văn bản gửi UBND tỉnh nhưng UBND tỉnh có công văn trả lời giữ nguyên giá đất đền bù vì áp dụng cho toàn tuyến, không điều chỉnh cục bộ được. Mà cái vướng đó thì người dân không đồng tình, khi không đồng tình thì họ không nhận tiền đền bù, không bàn giao mặt bằng”, ông Đỗ Thiết Khiêm cho biết thêm.

Các hộ dân cũng cho rằng, Quyết định 67/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành thời kỳ 5 năm (2014-2019) được Ban Quản lý dự án làm căn cứ bồi thường cho dân là chưa hợp lý, quá thấp làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế cho từng hộ gia đình.

Nhiều hộ dân cho rằng tiền đền bù chưa thỏa đáng nên còn gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Nhiều hộ dân cho rằng tiền đền bù chưa thỏa đáng nên còn gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Ngoài chuyện giá đất đền bù quá thấp, số tiền được đền bù, cộng với các khoản tiền được hỗ trợ, cũng không đủ để người dân có thể mua lại đất, hay làm lại nhà để an cư. Theo như giá đền bù người dân đã đưa ra và dẫn chứng, thì dường như UBND tỉnh Quảng Ngãi đã để mức giá đền bù gần 10 năm trời mà không thay đổi.

Việc giá cả đền bù bất hợp lý khiến cho thời gian thi công liên tục kéo dài làm cho tuyến đường luôn trong trạng thái nham nhở, vừa mất an toàn giao thông lại vừa mất mỹ quan đô thị. Hiện những hộ dân này mong muốn phía cơ quan chính quyền có quyết định về việc giá cả đền bù đất đai hợp tình hợp lý để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Được biết, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Sơn được thực hiện giải phóng mặt bằng, thi công từ tháng 8/2016. Với tổng chiều dài phải giải phóng mặt bằng dọc 2 bên tuyến là 24,56km. Sau 3 năm thi công, 6 lần gia hạn, dự án này vẫn chưa hoàn thành. Về mặt bằng thi công, đến nay đã bàn giao 24,2km/24,56km, đạt tỷ lệ 98,5%.

Trong quá trình bàn giao mặt bằng đã gặp phải nhiều vướng mắc, chính quyền huyện Bình Sơn đã tổ chức hơn 200 cuộc họp dân, đối thoại nhưng bất thành. Đến ngày 31/10, chính quyền huyện Bình Sơn đã ra thông báo sẽ cưỡng chế 16 hộ còn lại (15 trường hợp ở xã Bình Hiệp và 1 trường hợp ở Thị trấn Châu Ổ). Trong tháng 11 và tháng 12 sẽ hoàn thành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Hữu Tin – Việt Dũng

Tin khác

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ chiều tối 30/4 - 7/5, miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa giông cần đề phòng mưa đá, lốc xoáy.

Đời sống
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

(CLO) Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực. Đối tượng cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.

Đời sống
Việt Nam ghi nhận ngày nắng nóng nhất năm 2024, có nơi lên tới hơn 43 độ C

Việt Nam ghi nhận ngày nắng nóng nhất năm 2024, có nơi lên tới hơn 43 độ C

(CLO) Trong ngày đầu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiệt độ đo được tại huyện Tương Dương (Nghệ An) là 43,2 độ C, xác nhận ngày nắng nóng nhất năm 2024.

Đời sống
Hà Nội: Đi bộ vỉa hè, nữ du khách người Anh rơi xuống hố cáp ngầm

Hà Nội: Đi bộ vỉa hè, nữ du khách người Anh rơi xuống hố cáp ngầm

(CLO) Khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Xuân Diệu (Tây Hồ, Hà Nội), nữ du khách người Anh bất ngờ rơi xuống hố cáp ngầm khiến người này bị gãy xương đùi chân phải, mắc kẹt dưới hố.

Đời sống
Người dân tại Thủ đô vui chơi, tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 bất chấp nắng nóng

Người dân tại Thủ đô vui chơi, tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 bất chấp nắng nóng

(CLO) Những ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) thu hút nhiều người đến cắm trại, nướng thịt, vui chơi. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng và một lượng lớn người dân về quê nghỉ lễ nên tại công viên không ghi nhận tình trạng quá đông như dịp lễ mọi năm.

Đời sống