Quốc hội “chốt” phương án tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi

Thứ tư, 20/11/2019 10:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp tục Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, theo chương trình, sáng 20/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình làm rõ các vấn đề của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong phiên họp chiều 23/10/2019. Ảnh: Trung tâm Báo chí Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình làm rõ các vấn đề của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong phiên họp chiều 23/10/2019. Ảnh: Trung tâm Báo chí Quốc hội

Đây là dự án luật được nhiều người trông chờ nhất, khi thay đổi khá nhiều nội dung ảnh hưởng lớn tới người lao động như tăng tuổi nghỉ hưu, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ…

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) có 17 chương, 220 điều và đã được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại hai Kỳ họp thứ 7 và thứ 8.

Một trong những nội dung quan trọng mà dư luận đặc biệt quan tâm tại dự án Luật này là vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu. Để thông qua dự án Luật, các đại biểu sẽ lựa chọn một trong hai phương án lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu.

Phương án 1 là  phương án Chính phủ trình quy định cụ thể lộ trình và tuổi, quy định: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Phương án 2 là phương án quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ nhưng giao Chính phủ quy định lộ trình, quy định: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ. Kể từ ngày 1/1/2021, căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số, Chính phủ quy định cụ thể lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.

Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 nêu rõ, chủ trương điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu chung đối với người lao động là nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW với mục tiêu lâu dài để chủ động ứng phó với xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Tuy nhiên, cùng với ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, quá trình lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật cho thấy, trong số các ý kiến đồng tình với quy định về tuổi nghỉ hưu, vẫn có hai quan điểm về vấn đề này.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, cần quy định rõ lộ trình thực hiện trong dự thảo Bộ luật như phương án Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 7. Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ nên quy định về nguyên tắc để giao Chính phủ quy định, hướng dẫn cho phù hợp với ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số..., không nhất thiết phải có lộ trình như nhau đối với các nhóm lao động khác nhau và người lao động (nhất là nhóm lao động trực tiếp) sẽ dễ chấp nhận hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, cả hai phương án đều đạt mục tiêu cụ thể hóa quan điểm của Nghị quyết 28-NQ/TW quy định rõ tuổi nghỉ hưu phải hướng tới.

Đối với Phương án 1: Bảo đảm minh bạch, rõ ràng, tuân thủ quy định của Hiến pháp về quyền của “người làm công ăn lương”, đáp ứng được yêu cầu quy định cụ thể về lộ trình cho từng năm và xác định được thời điểm hoàn thành. Tuy nhiên, việc áp dụng chung cùng một lộ trình với các nhóm đối tượng lao động rất khác nhau trong thị trường lao động rất đa dạng là chưa thực sự phù hợp với hoàn cảnh, trình độ phát triển của ngành và nghề lao động Việt Nam, sẽ có tác động khác nhau và có thể gây ra sự phức tạp, hệ lụy cần phải được cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng, cẩn trọng, nhất là trong bối cảnh chưa tạo được sự đồng thuận cao trong dư luận người lao động.     

Đối với Phương án 2: bảo đảm tính linh hoạt, không quy định một lộ trình chung cho tất cả các nhóm đối tượng lao động có đặc điểm ngành nghề, điều kiện, môi trường làm việc rất khác nhau... mà phải tùy vào từng nhóm lao động cụ thể để Chính phủ có thời gian khảo sát, đánh giá kỹ, có bước đi điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu phù hợp. Tuy nhiên, phương án này chưa xác định thời gian hoàn thành mà giao Chính phủ quy định, như vậy có thể sẽ dẫn đến phức tạp, khó khăn hơn khi thực hiện các quy định nghỉ hưu sớm hoặc kéo dài đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và người lao động không xác định được việc mình sẽ nghỉ hưu vào thời điểm nào.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tán thành với quy định theo Phương án 1 do Chính phủ trình về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu tức là đến năm 2028 sẽ có lao động nam đầu tiên nghỉ hưu ở độ tuổi 62 và năm 2035 sẽ có lao động nữ đầu tiên nghỉ hưu ở độ tuổi 60; một số đại biểu Quốc hội còn băn khoăn về quy định tăng tuổi nghỉ hưu so với hiện hành; một số Đoàn đại biểu Quốc hội đồng ý với Phương án 2 quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ nhưng giao Chính phủ quy định lộ trình; có ý kiến đề nghị cân nhắc đến phương án chỉ quy định nguyên tắc còn giao Chính phủ quy định chi tiết.

Kết luận phiên thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) ngày 23/10/2019, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, tại phiên họp có 48 vị đại biểu đăng ký phát biểu thì cả 48 vị đã được phát biểu tại hội trường, có 6 vị đại biểu Quốc hội giơ biển tranh luận cũng đã được tranh luận tại hội trường. Với trách nhiệm cao các vị đại biểu Quốc hội đã tham gia thảo luận sôi nổi, trao đi, đổi lại nhiều ý kiến một cách thận trọng, khách quan và thẳng thắn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, cơ bản các vị đại biểu Quốc hội đã nhất trí với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Bộ luật Lao động và cho rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra đã lắng nghe và tiếp thu các ý kiến góp ý của các vị đại biểu Quốc hội, của những người trực tiếp được thụ hưởng và thực hiện luật này là những người lao động khi tiếp thu, hoàn thiện dự án luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các nội dung đã được cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp thu nghiêm túc, sẽ cùng với các cơ quan có liên quan phối hợp để hoàn thiện dự thảo luật. Về các nội dung còn ý kiến khác nhau nhiều sẽ được xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội trước khi biểu quyết thông qua dự án luật này.

Thế Vũ

Tin khác

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức
Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

(CLO) Đã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng của bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không chỉ tại Việt Nam mà còn vang vọng mãi đến muôn đời sau, khắp cả năm châu, bốn biển.

Tin tức
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

(CLO) Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức