Sách giáo khoa tăng phi mã: Có nên áp dụng chính sách trợ giá?

Thứ năm, 09/06/2022 17:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, ngoài việc tìm cách giảm giá sách giáo khoa một cách hợp lý thì nhà nước cần trợ giá vì đây là mặt hàng đặc biệt, vì học sinh đi học không thể thiếu sách.

Một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội thời gian qua quan tâm đó là giá sách giáo khoa tăng cao, cao hơn giá sách giáo khoa cũ gấp từ 2 đến 3 lần.

Một trong những nguyên nhân được cho rằng đẩy sách giáo khoa tăng cao ngoài vấn đề chất lượng giấy, in ấn đẹp thì có nguyên nhân là xã hội hóa sách giáo khoa.

Hiện nay, sách giáo khoa thuộc về xã hội hóa, trở thành một mặt hàng đặc biệt nên giá sách cứ thế tăng một cách khó hiểu.

sach giao khoa tang phi ma co nen ap dung chinh sach tro gia hinh 1

Nhà nước cần trợ giá đối với sách giáo khoa.

Xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng nếu không thể giảm được giá sách thì nhà nước cần phải trợ giá.

Anh Nguyễn Văn Trung ở Hà Tĩnh cho rằng, chủ trương nước ta là phổ cập đến năm lớp 9. Vì thế, mọi trẻ em phải được chăm lo học tập.

Sách giáo khoa vì thế không thể thiếu cho nên các em cần được hỗ trợ về sách giáo khoa.

“Nếu không được hỗ trợ 100% tiền sách thì cần phải trợ giá sách. Để sách giáo khoa trở thành mặt hàng mà ai cũng có thể mua một cách dễ dàng” -  ông Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Bùi Thị An cho rằng, cần thiết phải trợ giá sách giáo khoa.

Vì đây là mặt hàng đặt biệt mà đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai.

Trước hết theo bà An, điều cần làm là phải tính giá sách giáo khoa sao cho phù hợp.

Không thể để nhà xuất bản đưa ra giá như thế nào thì phải mua theo như vậy. Ngoài ra, bà Bùi Thị An đề nghị Chính phủ trợ giá sách giáo khoa.

“Đặc biệt đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn cần có chính sách hỗ trợ để con em họ được đến trường với đầy đủ sách giáo khoa.

Chính sách của ta là lấy dân làm trung tâm, khi dân đang khó khăn mà trẻ em đi học không thể thiếu sách giáo khoa, trẻ em phải có sách để học” – bà An nhấn mạnh.

Vị này cũng cho rằng nếu nhà nước không trợ giá cho tất cả mọi người được thì hãy hỗ trợ tiền cho gia đình nghèo khó có thể mua được sách cho con em họ đi học.

Cũng liên quan đến giá sách, trên nghị trường Quốc hội đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (đoàn Hải Dương) khẳng định giá sách giáo khoa do Bộ Tài chính quy định chứ không phải Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Đại biểu này đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc nêu rõ về những giải pháp để giải quyết về vấn đề liên quan tới giá sách giáo khoa mà nhân dân cả nước đang rất quan tâm trong thời gian qua?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đây không phải mặt hàng nhà nước định giá mà thuộc danh mục kê khai giá nên quyền định giá thuộc nhà xuất bản.

Về quan điểm đưa sách giáo khoa vào danh mục mặt hàng nhà nước định giá, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, thẩm quyền quyết định việc này là của Quốc hội.

Hiện Luật Giá cũng đang trong quá trình sửa đổi và qua nghiên cứu, các cơ quan thống nhất báo cáo Thủ tướng chính phủ đề xuất đưa sách giáo khoa vào Luật Giá sửa thời gian tới, để Quốc hội xem xét quyết định.

Giải trình trước Quốc hội về vấn đề giá sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, thời gian sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục cần thiết để trình Chính phủ, Quốc hội giải pháp ổn định và lâu dài về vấn đề giá sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết thêm Bộ GD&ĐT đang tích cực soạn thông tư mới về quy cách, quy chuẩn của sách cho phù hợp hơn với tình hình hiện nay, quy định này cũng sẽ góp phần tác động vào giá sách.

Trong việc yêu cầu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm khâu trung gian, chi phí phát hành cạnh tranh lành mạnh, Bộ đã và đang làm, sẽ tiếp tục thực hiện với Nhà xuất bản Giáo dục.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục