Sản xuất thép của Trung Quốc bùng nổ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Thứ ba, 13/04/2021 05:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà máy trên khắp Trung Quốc đã gần đạt công suất cao nhất mặc dù các nhà mày thép lớn ở thành phố Đường Sơn đã ngừng hoạt động để hạn chế ô nhiễm. Nhu cầu thép cao đã làm tăng thêm khó khăn trong việc vừa phải hạn chế phát thải vừa phải giữ cho nền kinh tế đi đúng hướng.

Khói bốc lên từ ống khói của một nhà máy thép trong một ngày mù mịt ô nhiễm ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Khói bốc lên từ ống khói của một nhà máy thép trong một ngày mù mịt ô nhiễm ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Sản lượng thép ở Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng bất chấp việc sản xuất ở Đường Sơn, nhà sản xuất thép lớn nhất của đất nước bị hạn chế.

Sự gia tăng này đã kéo theo tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà chức trách Trung Quốc phải đối mặt trong việc cân bằng nhu cầu giữ cho nền kinh tế đi đúng hướng khi nó phục hồi sau tác động của Covid-19 với cam kết sẽ hạn chế lượng khí thải thành công vào năm 2060.

Theo khảo sát mới nhất của nhà phân tích thị trường kim loại Trung Quốc MySteel Global, tỷ lệ sử dụng công suất lò cao của 247 nhà máy thép Trung Quốc vẫn mạnh ở mức gần 87% sau khi tăng nhẹ 0,02 điểm phần trăm trong tuần qua.

Các nhà phân tích coi đây là một tỷ lệ sử dụng rất cao, so với mức cao nhất từ ​​92 đến 95%.

Ngược lại, tỷ lệ ở Đường Sơn, nơi chiếm khoảng 14% tổng sản lượng thép của cả nước, là gần 58% - mức thấp nhất trong 20 tháng qua.

Một số nhà máy thép trong thành phố đã buộc phải tạm dừng hoạt động hoặc bảo trì vào tháng trước sau hai tuần khói bụi dày đặc khiến chính quyền phải vào cuộc. Các nhà máy đã được cảnh báo rằng họ có nguy cơ bị mất giấy phép hoạt và giám đốc của họ đe dọa phạt tiền hoặc giam giữ nếu họ không tuân thủ.

Các đơn đặt hàng thép liên tục đến đã khiến giá thép – vốn đã cao do nhu cầu cao trong thời gian gần đây, giờ lại tăng vọt đối với các nhà máy ở các khu vực khác của đất nước.

Một người theo dõi thị trường có trụ sở tại Thượng Hải nói với MySteel Gobal rằng: “Sau những hạn chế đối với các nhà máy sản xuất thép địa phương của Đường Sơn ở tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc vào ngày 20 tháng 3, không có khu vực nào khác áp dụng các biện pháp hạn chế tương tự, vì vậy tất cả các nhà máy đã hoạt động như bình thường”.

Mysteel Global cho biết: “Trong tuần đầu tiên của tháng 4, sự phục hồi của giá thép trong nước và sự sụt giảm liên tục của các kho dự trữ thép thành phẩm đã thúc đẩy niềm tin của các nhà sản xuất thép Trung Quốc bên ngoài Đường Sơn để duy trì mức hoạt động của họ.”

Một phân tích của S&P Global Platts cho biết sản lượng gang thép hàng năm của quốc gia này - được yêu cầu để sản xuất thép - dự kiến sẽ vẫn cao hơn con số của năm ngoái bất chấp các hạn chế ở Đường Sơn, và điều này sẽ làm suy yếu các nỗ lực hạn chế gây ô nhiễm môi trường của các nhà  chức trách Trung Quốc.

Atilla Widnell, giám đốc điều hành của Analyst Navigate Commodities, sự hạn chế hoạt động ở các nhà máy thép Đường Sơn có thể sẽ làm suy yếu các nỗ lực cắt giảm sản lượng và khí thải ở phần còn lại của đất nước, bởi khi các nhà máy tại Đường Sơn ngừng hoạt động thì đồng nghĩa với việc các nhà máy khác trên đất nước Trung Quốc phải tăng cường công suất cao hơn nhằm đáp ứng như cầu thép đang tăng cao.

Ông này tiếp tục cho rằng Trung Quốc không thể buộc giảm sản lượng thép của mình vì kích thích tài chính 3,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (550 tỷ USD) nhân dân tệ được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái chưa đạt đến đỉnh điểm.

Ông Atilla Widnel nói: “Quan trọng hơn, Trung Quốc không thể chỉ đơn giản cắt giảm sản lượng theo quy mô mà họ đã đề xuất trong thời gian ngắn hạn vì họ sẽ không thể có được nguồn cung cấp những sản lượng nhiều như vậy ở bất kỳ đâu trên thế giới”.

Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc vẫn cam kết sẽ cắt giảm lượng khí thải.

Ma Jun, Giám đốc Viện Các vấn đề Công và Môi trường có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: “Đây là điều bắt buộc đối với ngành thép. Đối với một ngành công nghiệp có lượng khí thải lớn như vậy, nó cần phải thực hiện một động thái ngay bây giờ”.

Li Xinchuang, Chủ tịch kiêm kỹ sư trưởng tại Viện nghiên cứu và quy hoạch ngành luyện kim Trung Quốc đã phát biểu tại một hội nghị công nghiệp vào tuần trước rằng: “Trung Quốc đang vạch ra kế hoạch để ngành thép - ngành phát thải carbon lớn nhất trong tất cả các lĩnh vực sản xuất trong suốt 4 năm qua phải giảm lượng phát thải cacbon xuống 30% vào năm 2030”.

Đồng thời, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cam kết sẽ kiểm soát các lò hơi đốt than nhỏ, lò công nghiệp và lò nung đã hoạt động trở lại sản xuất mặc dù có dấu hiệu đóng cửa.

Huy Hoàng

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp