Sau đại dịch, toàn cầu hóa sẽ bị ăn mòn và trật tự thế giới mới có thể xuất hiện

Thứ bảy, 16/10/2021 19:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ việc Trung Quốc cân nhắc cam kết từ bỏ than đá cho đến việc “vua gà” nước Anh kêu gọi đưa sản xuất trở về nhà, đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy các quốc gia trở lại chủ nghĩa dân tộc và chế độ chuyên quyền.

Chủ nghĩa Autarky

Vào tháng 01/2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố với các nhà đầu tư và giới tiên phong trên thế giới rằng Trung Quốc sẽ là nhà vô địch về toàn cầu hóa. Trung Quốc đặt tham vọng hướng tới vị trí lãnh đạo kinh tế toàn cầu vào thời điểm đó, khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang có xu thế chủ nghĩa dân tộc.

sau dai dich toan cau hoa se bi an mon va trat tu the gioi moi co the xuat hien hinh 1

Các ống khói tỏa ra từ nhà máy điện ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Cam kết mới của Bắc Kinh đối với than đá có thể ảnh hưởng đến các thỏa thuận toàn cầu về khí hậu - Ảnh: Getty

Gần 5 năm sau, một trật tự thế giới mới dường như đã xuất hiện, nhưng đó không phải là điều mà Trung Quốc và những người khác ở Davos ngày hôm đó đã nghĩ đến.

Thay vì tiếp tục đẩy mạnh toàn cầu hóa và phát triển thương mại tự do, thế giới đang hướng đến chủ nghĩa chuyên quyền về tự cung tự cấp. Đại dịch Covid-19 là một nguyên nhân. Nó khiến kinh tế thế giới sụp đổ, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, những cú sốc nguồn cung sau đại dịch đã khiến các quốc gia thay đổi kế hoạch kinh tế, cũng như ngờ vực nhau hơn.

Autarky là một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tự lực cánh sinh” và được dùng phổ biến chỉ chủ nghĩa kinh tế dân tộc vào thế kỷ 19. Nó đã tạo ra một mô hình kinh tế theo kiểu Liên Xô cũ, khi đóng cửa thương mại với bên ngoài. Sự thôi thúc của chủ nghĩa dân tộc đối với sự tự cung tự cấp cũng từng lôi cuốn Hitler. Nó cũng phát triển mạnh mẽ trong thế giới sau thế chiến thứ II tại châu Phi, giờ còn sót lại một ví dụ là Triều Tiên.

Đã có một số dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa dân tộc đang trở lại mạnh mẽ trong những năm gần đây, như vụ Brexit khi Anh tách ra khỏi EU, sự trỗi dậy của “chủ nghĩa Donald Trump” và ngày càng có nhiều suy nghĩ rằng Trung Quốc đã và đang thiết lập những quy tắc thương mại cho riêng họ.

Càng đáng lo hơn, các chuyên gia đều tin rằng sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 còn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng đáng lo ngại nói trên.

Evgeny Postnikov, giảng viên cao cấp về quan hệ quốc tế tại Đại học Melbourne (Úc), cho biết đại dịch Covid-19 đã mang lại một nhận thức rõ ràng về mức độ các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Từ cuộc tranh giành sản xuất khẩu trang ở Pháp đến việc bảo hộ công nghệ vắc xin tại Mỹ, đại dịch Covid-19 đã đưa ra vô số ví dụ cho thấy trật tự thế giới hiện tại bắt đầu sụp đổ nhanh chóng trong hiệu ứng domino của chủ nghĩa dân tộc.

Postnikov phân tích: “Các chính phủ nhận ra, họ thậm chí còn không thể dựa vào các đối tác chiến lược để cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan trọng. Thương mại và an ninh đều đã được coi là chính trị. Đó là lý do tại sao quá trình thúc đẩy Autarkist đang diễn ra mạnh mẽ”.

sau dai dich toan cau hoa se bi an mon va trat tu the gioi moi co the xuat hien hinh 2

Cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây ở Trung Quốc khiến nhiều hãng lớn trên thế giới khốn đốn vì thiếu nguyên liệu sản xuất - Ảnh: AFP

Các quốc gia muốn tự lo cho mình

Việc cắt điện trên khắp miền bắc của Trung Quốc trong những tuần gần đây cho thấy khiến nước này đang đẩy nhanh quá trình tự cung tự cấp. Sau những dấu hiệu đầy hy vọng rằng Trung Quốc sẽ từ bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách đóng cửa hàng trăm nhà máy nhiệt điện than, thì việc Bắc Kinh vừa xem xét lại các cam kết cắt giảm lượng khí thải là đòn giáng mạnh với thế giới trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Theo chính sách “Made in China” được đưa ra vào năm 2018, Trung Quốc đang cố gắng thâu tóm lĩnh vực bán dẫn, thứ được ví như mạch máu của mọi sản phẩm: từ Tesla, máy nướng bánh mì, trò chơi điện tử, máy in… đến các sản phẩm chiến lược khác. Sáng kiến ​​vành đai và con đường của nước này đang ràng buộc hàng chục quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Âu vào quỹ đạo kinh tế của họ.

Ấn Độ cũng đang có dấu hiệu quay lưng lại với toàn cầu hóa, khi đang theo đuổi chính sách “Atmanirbhar Bharat”. Khái niệm này được dịch là “Ấn Độ tự cường” và được thiết kế nhằm đưa đất nước ra khỏi “các cam kết toàn cầu không có lợi cho chúng ta”, như lời Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar của nước này tuyên bố gần đây.

Năm ngoái, Ấn Độ đã rút khỏi Hiệp ước Hợp tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Châu Á (RCEP), vì lo ngại ngành nông nghiệp khổng lồ của nước này sẽ phải hy sinh trên bàn cờ tự do thương mại.

Ở Anh, việc đột ngột mất đi nguồn lao động nhập cư giá rẻ có nghĩa là các nhà tuyển dụng đang phải xem xét lại các mô hình kinh doanh. Hôm thứ Tư, “vua gà của Anh” Ranjit Singh Boparan, người đứng đầu trại sản xuất gia cầm lớn nhất nước này, đã kêu gọi xem xét lại tổng thể cách thức sản xuất thực phẩm.

Chủ sở hữu của 2 Sisters Food, tập đoàn chế biến 10 triệu con gà mỗi tuần, cho biết: “Ba tháng trước, tôi đã lên tiếng về việc chính phủ cần giúp đỡ các vấn đề lao động. Bây giờ tôi đã đi đến kết luận rằng mong muốn của mình khó có thể được đáp ứng trên thực tế”.

“Các cú sốc nguồn cung cấp đã ném cát vào bánh răng nền kinh tế thế giới”, nhà kinh tế George Magnus tại Trung tâm Trung Quốc, Đại học Oxford ví von. “Thật khó để gỡ rối các vấn đề trong chuỗi cung ứng toàn cầu vào lúc này. Mọi thứ phức tạp hơn và tốn kém hơn. Nó trông giống như một triệu chứng của một nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái”.

Ông nói rằng nền kinh tế thế giới sẽ bắt đầu hồi phục vào năm tới, nhưng cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ “ăn mòn nền kinh tế trong trung hạn” khi các nước sẽ tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và bảo hộ các sản phẩm chiến lược của mình, như chất bán dẫn, pin và năng lượng.

sau dai dich toan cau hoa se bi an mon va trat tu the gioi moi co the xuat hien hinh 3

Các nền kinh tế đang có xu thế trở lại mô hình sản xuất “tự cung tự cấp” sau đại dịch Covid-19 - Ảnh: Getty

“Hồi hương” sản xuất

Theo báo cáo của công ty tư vấn Deloitte, hơn 80% ngành công nghiệp đã trải qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng vì đại dịch, khoảng 75% công ty đã đưa ra kế hoạch “hồi hương” bằng cách cách xây dựng các nhà máy thông minh gần nhà mình hơn.

Một nghiên cứu của Reshoring Initiative đã dự báo rằng Mỹ có thêm 224.213 việc làm vào năm 2021, tăng 38% so với năm 2020. Quốc gia này đang đẩy mạnh việc sản xuất các sản phẩm chiến lược cho nhu cầu của mình, như chất bán dẫn, pin và dược phẩm.

Cũng có những động thái tương tự ở Anh, nơi một báo cáo dự đoán các nhà máy của họ có thể tạo ra thêm gần 5 tỷ bảng Anh hàng hóa vào năm 2021, khi đại dịch và Brexit thúc đẩy các doanh nghiệp đưa việc sản xuất về nước.

Chi phí lao động tăng cao ở các nước như Trung Quốc đã tạo thêm áp lực buộc các tập đoàn phải suy nghĩ lại về cách sản xuất. Ví dụ, chi phí lao động ở Mexico hiện nay rẻ hơn Trung Quốc, qua đó càng tạo động lực mạnh mẽ để Mỹ thiết lập việc sản xuất gần nhà hơn.

Sự ngờ vực và thiếu tin tưởng

Một vấn đề khác làm suy yếu hệ thống thương mại toàn cầu là tranh cãi về nguồn gốc của virus Corona. Sự ngờ vực và căng thẳng xuất hiện giữa các cường quốc, đặc biệt Trung Quốc và Mỹ.

Magnus nói: “Virus đã tạo ra sự ngờ vực. Với Trung Quốc, đây sẽ là một cú sốc lớn. Sẽ không dễ dàng để công chúng phương Tây thay đổi thái độ dè chừng với họ”.

Việc Anh rút khỏi EU cũng là một cú sốc đối với hệ thống thương mại thế giới. Rồi sau khi cựu Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, một trong những hành động đầu tiên của ông là rút khỏi thỏa thuận thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Những điều tương tự như trên có thể sẽ tiếp tục xảy ra tới đây, khi các quốc gia có xu thế “tách rời” khỏi hệ thống toàn cầu hóa, để trở lại mô hình “tự lực cánh sinh”, “tự cung tự cấp” đáng lo ngại Autarky khi xưa.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế