Sẽ có nhiều yếu tố khó lường với ngành dệt may

Thứ hai, 08/04/2019 12:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, 2019 vẫn là năm khó lường đối với ngành dệt may khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết.

Diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khó lường, nhưng may mặc vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng tốt trong năm 2019. (Ảnh TL)

Diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khó lường, nhưng may mặc vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng tốt trong năm 2019. (Ảnh TL)

Năm 2019, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD, tăng gần 11% so với năm 2018, thặng dư thương mại 20 tỷ USD, trong đó, riêng may mặc dự kiến về đích khoảng 32 tỷ USD. Tuy nhiên, đón đầu những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, ông Cao Hữu Hiếu cho rằng, 2019 vẫn là năm khó lường khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết.

Một kịch bản không mong đợi có thể xảy đến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng của ngành may mặc trong năm 2019 được Vitas nhắc đến là Mỹ thực hiện áp thuế đối với Trung Quốc. “Nếu bị Mỹ áp thuế, khả năng Trung Quốc cũng tăng thuế mặt hàng nguyên liệu, thì các nhà sản xuất từ Việt Nam và các đối tác đặt hàng ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp”, đại diện Vitas lo ngại.

Ông Thân Đức Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty May 10 - Công ty cổ phần chia sẻ, trong chuỗi cung ứng toàn cầu, không ai muốn có căng thẳng thương mại, bởi điều này khiến các bên tham gia chuỗi đều có xáo trộn trong kinh doanh và phải gồng mình chịu đựng thiệt hại.

Muốn trụ vững và phát triển, doanh nghiệp ngành may buộc phải tập trung vào 3 yếu tố quan trọng là: Tăng năng suất; đầu tư dần cho tự động hóa để giảm nhân công; chọn đơn hàng cao cấp, hàng kỹ, có giá gia công cao, dựa vào lợi thế tay nghề công nhân kỹ thuật cao của chúng ta.

“Với 3 trọng tâm trên, các doanh nghiệp may Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát tốt. Không những vậy, điều kiện sản xuất xanh - sạch, đảm bảo các yếu tố an toàn môi trường, an sinh xã hội cũng là một lợi thế của ngành may Việt Nam để các đối tác lựa chọn”, ông Lê Tiến Trường khẳng định.

Ngoài ra, ngành may Việt Nam cũng đang đối diện với thách thức giá nhân công cao hơn đa số đối thủ cạnh tranh. Lãnh đạo Vitas cho rằng, nếu như trước kia, dệt may Việt Nam có lợi thế giá nhân công thấp và đơn hàng đổ về Việt Nam, thì nay, với mức lương công nhân may Việt Nam trung bình 300 USD/tháng, cao thứ hai (chỉ đứng sau Trung Quốc) trong nhóm 10 nước xuất khẩu lớn nhất trong ngành may mặc xuất khẩu, các doanh nghiệp may sẽ vất vả hơn trong bài toán quản lý, cạnh tranh.

Đức Minh

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp