Số ca nhiễm tăng lên hơn 400 nghìn một ngày, nhân viên y tế Ấn Độ kiệt sức

Thứ bảy, 01/05/2021 07:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Worldometers, Ấn Độ tiếp tục phá kỷ lục số ca nhiễm mới trong ngày khi ghi nhận hơn 400 nghìn trường hợp dương tính với virus Corona ngày 30/4, cao hơn rất nhiều so với kỷ lục trước đó một ngày là 386.829 ca nhiễm.

Số ca nhiễm tại Ấn Độ lần đầu tiên vượt quá mức 400 nghìn người/ngày - Ảnh: Reuters

Số ca nhiễm tại Ấn Độ lần đầu tiên vượt quá mức 400 nghìn người/ngày - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Theo thống kê, ngày hôm qua, Ấn Độ có 402.110 người mắc COVID-19 mới, đánh dấu mốc lần đầu tiên trên thế giới một quốc gia có số ca nhiễm tăng lên trên mức 400 nghìn trường hợp một ngày. Tổng số ca nhiễm của quốc gia Nam Á đã lên hơn 19 triệu ca tính từ đầu đại dịch, trong đó 9 triệu ca mắc mới diễn ra chỉ trong 2 tháng qua.

Số ca tử vong của Ấn Độ trong ngày 30/4 được báo cáo là 3.522 người, và là ngày thứ 5 liên tiếp có số ca tử vong vượt 3 nghìn người. Tổng số ca tử vong của nước này đã đạt con số xấp xỉ 212 nghìn người.

Tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ gần như mất kiểm soát khi các bệnh viện không còn giường để đón tiếp các bệnh nhân, trong khi oxy và vắc xin cũng được cho là cạn kiệt.

Đối mặt với một lượng lớn bệnh nhân nặng và các bệnh viện chật kín, Ankita Patel và nhiều nhân viên y tế Ấn Độ đang phải gồng mình để chống chọi với nỗi sợ hãi và mệt mỏi bằng cách tập trung vào các bệnh nhân của mình khi đại dịch virus Corona hoành hành.

Patel, một nhân viên y tế ở thành phố Ahmedabad, miền tây Ấn Độ, cho biết cô và các đồng nghiệp gần như kiệt sức khi công việc kéo dài liên tục và chịu căng thẳng vì lo lắng bị nhiễm bệnh. Patel cho biết một số đồng nghiệp của cô cũng đã bị nhiễm bệnh khi thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân COVID nặng.

"Chúng tôi không ngại vất vả và nỗ lực cứu giúp người bệnh, nhưng đôi khi chúng tôi cũng cảm thấy sợ hãi”, Patel nói và cho biết gia đình cô ủng hộ công việc của cô ấy, nhưng cô ấy sợ mang virus về nhà. "Đôi khi họ cảm thấy sợ hãi khi tôi làm việc trong điều kiện rủi ro như vậy và sau đó trở về nhà vào buổi tối ... nhưng họ vẫn ủng hộ tôi và tôi cũng cảm thấy rất vui vì gia đình đánh giá cao tôi vì đã làm việc trong lĩnh vực này".

Các nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân COVID-19, bên trong khu ICU tại Bệnh viện Holy Family ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 29 tháng 4 năm 2021 - Ảnh: REUTERS

Các nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân COVID-19, bên trong khu ICU tại Bệnh viện Holy Family ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 29 tháng 4 năm 2021 - Ảnh: REUTERS

Nhiều bang chưa được cấp oxy, thiếu vắc xin

Mặc dù chính phủ sẽ tiến hành đợt tiêm chủng vắc xin mới cho người dân bắt đầu từ ngày 1/5, nhưng nhiều bang cho biết họ đã hết vắc xin và đặc biệt thiếu nguồn cung oxy y tế.

Ấn Độ là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, song họ hiện không có đủ vắc xin để mở rộng kế hoạch tiêm chủng. Theo báo cáo, chỉ khoảng 9% trong số gần 1,4 tỷ người của Ấn Độ đã dùng một liều thuốc khi chính phủ bắt đầu triển khai tiêm chủng từ tháng Giêng.

“Tôi đã đăng ký nhận chỗ trước 28 ngày, nhưng bây giờ họ nói rằng không có vắc-xin”, Jasmin Oza, một cư dân ở Dehli phàn nàn trên Twitter.

Ấn Độ đã phải vật lộn để tăng công suất vượt quá 80 triệu liều mỗi tháng do thiếu nguyên liệu và vụ cháy tại Viện Huyết thanh, nơi sản xuất vắc xin AstraZeneca.

Các nhà chức trách ở thủ đô tài chính Mumbai cho biết các trung tâm tiêm chủng đã đóng cửa trong ba ngày, trong khi thủ hiến của Delhi Arvind Kejriwal nói với người dân không đến để tiêm chủng vào thứ Bảy vì vắc xin chưa đến.

Các nhân viên quân đội Hoa Kỳ chuẩn bị bốc dỡ hàng cứu trợ COVID-19 từ Hoa Kỳ tại nhà ga hàng hóa Sân bay Quốc tế Indira Gandhi ở New Delhi, Ấn Độ ngày 30 tháng 4 năm 2021 - Ảnh: REUTERS

Các nhân viên quân đội Hoa Kỳ chuẩn bị bốc dỡ hàng cứu trợ COVID-19 từ Hoa Kỳ tại nhà ga hàng hóa Sân bay Quốc tế Indira Gandhi ở New Delhi, Ấn Độ ngày 30 tháng 4 năm 2021 - Ảnh: REUTERS

Bang Karnataka, quê hương của trung tâm công nghệ Bengaluru, đã hoãn đợt tiêm chủng mới cho người lớn sẽ bắt đầu vào thứ Bảy (1/5).

Trong khi đó, các quan chức ở bang Gujarat, quê hương của Thủ tướng Narendra Modi cho biết tiêm chủng cho những người từ 18 đến 45 tuổi sẽ bắt đầu vào thứ Bảy tại các quận bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trái ngược với một số chính quyền địa phương, Bộ Y tế quốc gia Ấn Độ cho biết các bang đã dự trữ 10 triệu vắc xin và 2 triệu vắc xin nữa sẽ đến trong ba ngày tới.

Hôm thứ Sáu (30/4), Thủ tướng Modi đã nhóm họp với nội các của mình và ghi nhận một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất “trong thế kỷ" ở Ấn Độ.

Trong bối cảnh hệ thống y tế của Ấn Độ sụp đổ do số ca nhiễm tăng vọt, thiếu trang thiết bị y tế, thiếu cả nhân viên y tế do nhân viên bị ốm hoặc phải chăm sóc người thân, viện trợ quốc tế đã bắt đầu đổ vào.

Các chuyến hàng từ Mỹ, Nga, Đức, Pháp và nhiều nước đã tới mang theo nhiều trang thiết bị giúp Ấn Độ tạm thời cải thiện tình trạng căng thẳng quá mức vì COVID-19.

Chấn Phong

Tags:

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h