Sri Lanka khủng hoảng toàn diện: Vì đâu nên nỗi?

Chủ nhật, 10/07/2022 17:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều tháng khủng hoảng kinh tế và chính trị, người dân Sri Lanka đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến nhiều người có nguy cơ bị đói và thiếu năng lượng. Vì đâu mà quốc gia có tiềm năng phát triển lớn này lại rơi vào tình cảnh khủng hoảng toàn diện hiện tại?

Những cú giáng liên tiếp

Cô Chamila Nilanthi cảm thấy mệt mỏi vì tất cả những gì đang xảy ra. Bà mẹ hai con 47 tuổi đã dành 3 ngày để xếp hàng lấy dầu hỏa ở thị trấn Gampaha của Sri Lanka, phía đông bắc thủ đô Colombo. Hai tuần trước đó, cô cũng đã dành 3 ngày để xếp hàng mua gas nhưng không thể mua nổi. “Tôi hoàn toàn kiệt sức. Tôi không biết chúng tôi phải làm việc này trong bao lâu", cô nói.

sri lanka khung hoang toan dien vi dau nen noi hinh 1

Người dân xếp những bình gas rỗng thành một hàng dài để chờ mua nhiên liệu. Ảnh: AP

Bài liên quan

Một vài năm trước, nền kinh tế Sri Lanka đang phát triển đủ mạnh để cung cấp việc làm và an ninh tài chính cho hầu hết mọi người. Hiện nước này đang ở trong tình trạng sụp đổ, phụ thuộc vào viện trợ từ Ấn Độ và các quốc gia khác, sau khi các nhà lãnh đạo nước này cố gắng đàm phán một gói cứu trợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tuyệt vọng.

Sự sụp đổ đã dẫn đến bất ổn chính trị và các cuộc biểu tình. Hôm thứ Bảy, những người biểu tình đã xông vào dinh thự Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe. Người phát biểu của Quốc hội sau đó cho biết ông Rajapaksa đã đồng ý từ chức và ông Wickremesinghe nói rằng ông cũng sẽ từ chức khi một chính phủ mới được thành lập.

Những gì đang diễn ra ở quốc đảo 22 triệu dân này còn tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng tài chính thường thấy ở các nước đang phát triển: Đó là sự suy sụp hoàn toàn về kinh tế khiến người dân phải vật lộn để mua thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác, đồng thời dẫn đến tình trạng bất ổn và bạo lực.

Ông Scott Morris, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu ở Washington, cho biết: “Tình hình thực sự đang nhanh chóng chuyển sang một cuộc khủng hoảng nhân đạo".

Những thảm họa như vậy thường xuất hiện ở các nước nghèo hơn, ở châu Phi cận Sahara hoặc ở Afghanistan, nơi bị chiến tranh tàn phá. Ở các nước có thu nhập trung bình như Sri Lanka, điều này là hiếm hơn, nhưng không phải không thể xảy ra: 6 triệu người Venezuela đã chạy khỏi đất nước giàu dầu mỏ để thoát khỏi một cuộc khủng hoảng chính trị dường như không hồi kết đã tàn phá nền kinh tế.

Indonesia, từng được coi là nền kinh tế “Con hổ châu Á”, đã phải chịu đựng tình trạng kiệt quệ vào cuối những năm 1990, dẫn đến bạo loạn và bất ổn chính trị. Nước này hiện là một nền dân chủ và là thành viên của Nhóm 20 nền kinh tế công nghiệp lớn nhất thế giới (G20).

Cuộc khủng hoảng của Sri Lanka phần lớn là kết quả của sự quản lý kinh tế yếu kém kết hợp với dư chấn từ đại dịch, cùng với các cuộc tấn công khủng bố năm 2019 đã tàn phá ngành du lịch quan trọng của nước này. Cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng làm gián đoạn dòng chuyển tiền của những người Sri Lanka làm việc ở nước ngoài.

Chính phủ phải gánh các khoản nợ lớn và cắt giảm thuế vào năm 2019, làm cạn kiệt ngân khố ngay khi COVID-19 xuất hiện. Dự trữ ngoại hối giảm mạnh, khiến Sri Lanka không thể thanh toán cho lô hàng nhập khẩu hoặc bảo vệ đồng tiền khỏi mất giá.

Những người Sri Lanka bình thường, đặc biệt là người nghèo, đang phải trả giá lớn nhất. Họ chờ đợi nhiều ngày để có gas và xăng. Hàng người xếp hàng kéo dài tới 2km.

Đến nay đã có ít nhất 16 người chết vì chờ xăng. Một người đàn ông 63 tuổi được tìm thấy tử vong bên trong xe của mình ở ngoại ô Colombo. Không thể lấy được nhiên liệu, một số người đã từ bỏ việc lái xe và sử dụng xe đạp hoặc phương tiện giao thông công cộng để đi lại.

Chính phủ đã đóng cửa các trường học ở đô thị và một số trường đại học, đồng thời cho công chức nghỉ vào thứ Sáu hàng tuần trong ba tháng để tiết kiệm nhiên liệu và cho phép họ có thời gian tự trồng rau quả.

Dấu chấm hết cho gia đinh nhà Rajapaksa 

Theo số liệu của chính phủ, lạm phát giá lương thực đang ở mức 57% và 70% hộ gia đình Sri Lanka được UNICEF khảo sát vào tháng trước cho biết họ đã phải cắt giảm tiêu thụ lương thực. Nhiều gia đình trông chờ vào sự phát gạo của chính phủ và sự đóng góp của các tổ chức từ thiện và các cá nhân hảo tâm.

sri lanka khung hoang toan dien vi dau nen noi hinh 2

Một người đàn ông Sri Lanka bất lực trong cuộc sống khi không thể tìm ra được một kế sinh nhai nào bởi tình trạng sụp đổ toàn diện của đất nước. Ảnh: AP

Cuộc khủng hoảng cũng là một đòn giáng mạnh vào tầng lớp trung lưu của Sri Lanka, ước tính chiếm từ 15% đến 20% dân số thành thị của đất nước. Cho đến trước khi tất cả sụp đổ, họ từng được hưởng an ninh tài chính và mức sống hàng ngày càng cao.

Nhiều người Sri Lanka đang chuyển sang sử dụng bếp dầu hỏa hoặc dùng củi để nấu. Những gia đình khá giả vẫn có thể sử dụng bếp điện để nấu ăn. Nhưng hầu hết người dân Sri Lanka không đủ tiền mua những chiếc bếp đó hoặc chi trả các hóa đơn tiền điện.

Nhiều người dân Sri Lanka, tức giận vì tình trạng thiếu nhiên liệu, đã tổ chức các cuộc biểu tình, chặn đường và đối đầu với cảnh sát. Các cuộc xung đột đã nổ ra khi một số cố gắng vượt lên phía trước dòng người xếp hàng mua nhiên liệu. 

Mặc dù họ sống trong một nền dân chủ, nhiều người Sri Lanka đổ lỗi cho gia đình Rajapaksa thống trị về mặt chính trị gây ra thảm họa. Ranjana Padmasiri, nhân viên bán hàng tại một công ty tư nhân cho biết: “Đó là lỗi của họ, nhưng chúng tôi phải chịu đựng những sai lầm của họ".

Gia đình nhà Rajapaksa nổi tiếng đã lần lượt từ chức - bắt đầu từ cựu Thủ tướng Mahinda Rajapaksa cho đến Basil Rajapaksa, người từng là Bộ trưởng Tài chính. Và mới nhất, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa cũng đã tuyên bố sẽ từ chức, do người biểu tình không còn có thể kiên nhẫn hơn được nữa khi xông vào dinh thự của ông ở Colombo, sau khi đã cắm trại bên ngoài khu vực này suốt 2 tháng qua.

Cuối cùng điều gì đến đã phải đến với gia đình nhà Rajapaksa. Nhưng Padmasiri nói chỉ từ chức thôi là không đủ. Nhân viên bán hàng này cho biết: “Họ không thể trốn thoát dễ dàng. Họ phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này!''.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga lên 'vùng tối' Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga lên 'vùng tối' Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc hôm thứ Sáu (3/5) đã phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga-6 để thu thập mẫu vật ở "vùng tối" bí ẩn của Mặt trăng - nỗ lực đầu tiên thuộc loại này trong lịch sử thám hiểm không gian của con người.

Thế giới 24h
Nhật Bản cam kết xây dựng quy tắc sử dụng trí tuệ nhân tạo

Nhật Bản cam kết xây dựng quy tắc sử dụng trí tuệ nhân tạo

(CLO) Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào ngày 2/5 đã phát biểu trong khuôn khổ quốc tế về quy định và sử dụng AI tạo sinh (GenAI), tăng cường nỗ lực toàn cầu về quản trị đối với nền công nghệ phát triển nhanh chóng này.

Thế giới 24h
Hai du khách Úc và một du khách Mỹ mất tích bí ẩn tại Mexico

Hai du khách Úc và một du khách Mỹ mất tích bí ẩn tại Mexico

(CLO) Chính quyền Mexico vào ngày 2/5 thông báo đang tiến hành tìm kiếm trên biển và trên đất liền hai du khách người Úc và một người Mỹ được báo cáo mất tích ở Baja California, khu vực nổi tiếng với bạo lực.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc: Mức độ tàn phá ở Gaza là chưa từng có kể từ Thế chiến II

Liên hợp quốc: Mức độ tàn phá ở Gaza là chưa từng có kể từ Thế chiến II

(CLO) Thế giới chưa từng chứng kiến sự phá hủy như ở Gaza kể từ Thế chiến II, theo Liên hợp quốc cho biết hôm 2/5.

Thế giới 24h
Thổ Nhĩ Kỳ dừng mọi hoạt động thương mại với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ dừng mọi hoạt động thương mại với Israel

(CLO) Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng tất cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đến và đi từ Israel kể từ thứ Năm (2/5), theo Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Thế giới 24h