Suy nghĩ từ một cuộc thi viết về ngày 30/4

Thứ ba, 28/04/2020 11:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một cuộc thi viết nhỏ trên mạng nhưng đang tạo ra những lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng những người yêu văn chương trên mạng.

Tháng Tư là tháng có nhiều kỷ niệm và ký ức với hàng triệu người Việt Nam. Bởi nó có ngày Thống nhất đất nước sau một cuộc chiến đấu trường kỳ bảo vệ ý thức hệ và toàn vẹn lãnh thổ.

Cuộc chiến đã đi qua 45 năm nhưng những câu chuyện, con người, những ký ức vẫn còn đó. Nhận thức rõ điều này, Quán Chiêu Văn đã tổ chức cuộc thi viết về ký ức chiến tranh nhằm chào mừng kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2020; Đồng thời ôn lại một chặng đường hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, giúp cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về chiến tranh và có cái nhìn chân thực về thế hệ cha anh.

Quán Chiêu Văn là một cộng đồng những người yêu văn chương với hơn 25 nghìn thành viên.

Quán Chiêu Văn là một cộng đồng những người yêu văn chương với hơn 25 nghìn thành viên.

Thời gian cuộc thi diễn ra tương đối ngắn, chỉ từ 8h ngày 18/4/2020 đến 8h ngày 25/4/2020, nhưng Ban giám khảo đã nhận được nhiều bài thi có chất lượng tốt.

Có thể kể đến một số tác phẩm như: “Gương mặt chiến tranh” của Lê Ngọc; “Nơi cha tôi nằm lại” của Hoa Mai; tác phẩm của Lê Minh với ký ức của bố với đảo Trường Sa thân yêu; tác phẩm “Nỗi đau còn mãi” của Lê Hà đã làm nhói lòng tất cả những ai đã và đang mang trong mình những di chứng đeo đẳng và những ký ức bi thương về chiến tranh; tác phẩm “Vết sẹo” của Phương Thảo, nói về mảnh đạn của bố sau vài chục năm mới phát tác ra ngoài; chuyện lẽ sống đời người đến tận cùng ở đất thép Vĩnh Linh trong "Mệ mất" của Đoàn Hữu Nam; tác phẩm “Mùi Cơm” của Tạ Thị Thủy lại là hình ảnh khốc liệt của chiến tranh mà người viết đã trực tiếp trải qua cái cùng cực của mệt mỏi và đói khát... ngửi thấy mùi cơm mới nghĩ mình chưa chết. Và nhiều câu chuyện khác...

Nhà báo Phùng Huy Thịnh - Thành viên Ban giám khảo.

Nhà báo Phùng Huy Thịnh - Thành viên Ban giám khảo.

Nhà báo Phùng Huy Thịnh – một người lính, đồng thời là thành viên ban giám khảo nói: “Tôi cho rằng, dù là một diễn đàn văn chương online nhưng QCV đã thực sự là một điểm sáng về hoạt động và lan tỏa những giá trị văn chương và cả giá trị nhân văn ra công chúng, điều đó là vô cùng quý giá và rất đáng khích lệ.

Cuộc thi “Ký ức chiến tranh” do diễn đàn tổ chức dù quy mô không lớn, thời gian không dài nhưng đã nhận được sự hưởng ứng hết sức tích cực. Một cuộc thi hết sức ý nghĩa, làm xúc động biết bao con người đã từng trải qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta”.

Nhà thơ Văn Công Hùng - Thành viên Ban giám khảo.

Nhà thơ Văn Công Hùng - Thành viên Ban giám khảo.

Thương mình, thương thế hệ mình. Càng thương hơn các bạn ngồi viết những câu chuyện đầy đau thương nhưng cũng hết sức nhân văn này.

Hầu hết các tác phẩm gửi tham dự cuộc thi viết đều xây dựng trên những câu chuyện có thật; Nếu không phải là toàn bộ câu chuyện thì cũng được dựa trên lời kể, khảo cứu, góp nhặt từ những sự kiện, con người có thật. Đó là những câu chuyện về bạn bè, người thân thiết ruột thịt, những bạn học ra trận.

Điều đáng quý nhất là nó vẫn còn giữ lại trong tâm tưởng những người còn đang sống, học tập và lao động. Lưu giữ trong ký ức và lan tỏa là cách tốt nhất để trân trọng và lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Đó cũng chính là mục tiêu lớn của Quán Chiêu Văn khi đặt ra cuộc thi này dù chiến tranh đã lùi xa tất cả chúng ta đã 45 năm.

Nhà thơ Văn Công Hùng, thành viên Ban giám khảo cuộc thi xúc động cho biết: “Tôi là người sống ở thế hệ đội mũ rơm đi học và học dưới hầm. Từng nhìn thấy bom rơi trùi trũi trên đầu. Nhắm mắt lại thì nó... sượt sang làng bên. Mấy lần chết hụt, mấy lần thấy... chân tay người nghều ngào vương trên cây... Nên đọc, nó cứ hiện lên mồn một. Và thương. Thương mình, thương thế hệ mình. Càng thương hơn các bạn ngồi viết những câu chuyện đầy đau thương nhưng cũng hết sức nhân văn này”.

Ban giám khảo cuộc thi có già, có trẻ, có người là người lính, có người sinh ra sau cuộc chiến; Và mặc dù có khoảng cách địa lý, người ở miền Bắc, người ở miền Nam, nhưng đều có chung nhận thức về trách nhiệm với Quán Chiêu Văn, đều đọc kỹ các tác phẩm với thái độ trân trọng và đã đồng thuận để đưa ra kết quả của một cuộc thi mà những thành viên tham gia một “mạng xã hội ảo” nhưng đều là những con người thật với những câu chuyện rất thật.

Quán Chiêu Văn là một cộng đồng những người yêu văn chương với hơn 25 nghìn thành viên. Hàng năm, Quán Chiêu Văn đều tổ chức in sách là các tác phẩm xuất sắc đều từ các thành viên. Riêng trong tháng Tư này, Ban quản trị diễn đàn đã tổ chức bốn cuộc thi khác nhau với nhiều chủ đề. Hoạt động phi lợi nhuận, phi lợi tức nhưng thực sự Quán Chiêu Văn đã làm được nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích và có tính lan tỏa tích cực tới những người yêu văn chương trong và ngoài nước.

Tử Hưng

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa