Tại sao Gazprom là 'con bài chiến lược' của Nga?

Thứ ba, 08/02/2022 18:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi xung đột giữa Ukraine và Nga nóng lên, Điện Kremlin đang sử dụng nguồn cung cấp khí đốt như một vũ khí chính trị.

Vào tháng 1 năm nay, giám đốc điều hành Gazprom, ông Alexey Miller, cho biết năm 2021 là một năm kỷ lục đối với gã khổng lồ năng lượng Nga, cả về sản lượng và lợi nhuận. Nhờ nhu cầu tăng cao và giá tăng mạnh, công ty đang ăn nên làm ra.

tai sao gazprom la con bai chien luoc cua nga hinh 1

Đường ống Nord Stream 2 nối từ Nga sang Đức. Ảnh: AP

Bài liên quan

Nhà nước Nga kiểm soát phần lớn cổ phần và quyết định hướng đi của công ty. Nhưng nhiều công ty khác của Đức, chẳng hạn như công ty tiện ích điện E.ON, cũng sở hữu cổ phần trong Gazprom - nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hiện Gazprom có gần 500.000 nhân viên và tuyên bố nắm giữ trữ lượng khí đốt lớn nhất ở Nga.

Gazprom là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU

Sức mạnh thị trường của Gazprom ở châu Âu là kết quả của sự độc quyền. Luật pháp của Nga quy định rằng chỉ Gazprom được phép vận hành các đường ống được sử dụng để xuất khẩu. Công ty này là nhà cung cấp lớn nhất cho Liên minh Châu Âu (EU) trong nhiều thập kỷ qua.

Theo văn phòng thống kê Eurostat, khoảng 43% lượng khí đốt tự nhiên được tiêu thụ ở EU đến từ Nga, trong khi phần còn lại đến từ Na Uy, Trung Đông, Mỹ và Bắc Phi.

Thị phần khí đốt của Nga rất khác nhau tại các quốc gia thuộc EU. Nhưng có quy tắc chung là quốc gia nào càng nằm về phía đông thì càng có nhiều khả năng phụ thuộc vào Nga. Đức, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất của EU, đang phụ thuộc khoảng 55% nguồn cung khí đốt từ các công ty của Nga.

"Gazprom sử dụng sức mạnh thị trường của mình bằng cách tác động đến giá cả thông qua lượng khí đốt mà họ cung cấp cho châu Âu", chuyên gia năng lượng Georg Zachmann từ tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels nói.

Cạnh tranh giữa EU và Gazprom

Trong 10 năm qua, EU đã cố gắng thiết lập một thị trường khí đốt tương đối thống nhất trong khối bằng cách đưa ra các quy định.

Ông Zachmann giải thích: “Có một loại cạnh tranh giữa các cơ quan quản lý châu Âu đang cố gắng tạo ra một thị trường với giá cả thống nhất và Gazprom đang cố gắng áp đặt các mức giá khác nhau ở các quốc gia khác nhau".

Trong khi Gazprom khẳng định rằng họ đã tôn trọng tất cả các cam kết cung cấp dài hạn, ông Zachmann nói rằng công ty thực sự đang cung cấp ít khí đốt hơn cho thị trường với các hợp đồng ngắn hạn.

"Gazprom đang hoàn thành các hợp đồng của mình, điều đó đúng, nhưng chỉ ở mức tối thiểu", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen chỉ ra gần đây. Bà nói rằng trong khi Gazprom không tăng sản lượng, các nhà cung cấp khác đã tăng sản lượng xuất khẩu do nhu cầu tăng và giá cả cao kỷ lục.

Nga có thể ngừng cung cấp không?

Nếu Gazprom nhận được chỉ thị từ Điện Kremlin để ngừng cung cấp khí đốt cho EU, thì có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt đáng kể.

Bà Von der Leyen nói rằng bà không tin rằng mọi chuyện sẽ đến mức như vậy. Vì nền kinh tế Nga quá phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, nên sẽ không hợp lý nếu hành động một cách gây nguy hiểm cho chính bản thân mình, cũng như mối quan hệ với khách hàng lớn nhất. Nhưng bà nói rằng EU và Mỹ đang nỗ lực để tăng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Qatar hoặc Mỹ. 

Đức có thể phụ thuộc nhiều hơn vào Nga

Chuyên gia năng lượng Claudia Kemfert từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) dự đoán rằng đường ống Nord Stream 2 sẽ khiến Đức càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung cấp trực tiếp từ Nga.

"Châu Âu có chiến lược đa dạng hóa việc mua khí đốt, trong khi Đức chọn con đường ngược lại và tăng cường hơn nữa sự phụ thuộc của mình vào Nga", bà nhận định.

EU hiện đang xem xét việc xây dựng các nguồn dự trữ và đóng vai trò là một bên mua chung khí đốt, một chiến lược mà Gazprom đang cố gắng cản trở bằng cách thu hút các nước thành viên riêng lẻ. Ví dụ, Hungary vừa ký hợp đồng độc quyền với Gazprom và sẽ nhận được những đãi ngộ có lợi về giá.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h