Tại sao thế giới bị cuốn theo làn sóng Covid-19 khi đã biết cách ngăn chặn?

Thứ năm, 13/05/2021 17:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong tuần cuối cùng của tháng 4, hơn 93.000 người đã chết, tương đương với đỉnh điểm đợt sóng thứ hai toàn cầu. Làm thế nào điều này vẫn có thể xảy ra? Làm thế nào một số quốc gia vẫn để đại dịch bùng phát khi chúng ta biết cách ngăn chặn chúng?

Một gười đeo khẩu trang ở Ấn Độ. Ảnh: GI

Một gười đeo khẩu trang ở Ấn Độ. Ảnh: GI

Bài liên quan

Những cái chết được báo trước

Trong tám tháng qua, Ủy ban độc lập về Chuẩn bị và Ứng phó với Đại dịch đã xem xét nghiêm ngặt bằng chứng về những gì đã xảy ra để rút ra kết luận vì sao đại dịch bùng phát. Ban hội thẩm đã nói chuyện với hàng trăm chuyên gia và những người ở tuyến đầu, đồng thời tiến hành nghiên cứu sâu rộng và xuất bản nhiều tài liệu phê bình.

Báo cáo mới được phát hành là tổng hợp của một loạt các thất bại dẫn đến thảm họa kinh tế, xã hội và sức khỏe lớn nhất trong thế kỷ 21. Thời gian từ lúc phát hiện các ca bệnh lạ vào cuối năm 2019 đến khi công bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc tế là quá dài. Tháng 2/2020 cũng là một “tháng thất bát” vì để virus lan ra toàn thế giới. Những hành động nhanh chóng và nhất quán ngay từ đầu đã có thể khiến thế giới của chúng ta ngày nay trông rất khác.

Nghiên cứu về 28 quốc gia thấy rằng có những nhà lãnh đạo quốc gia đã đánh giá thấp khoa học, phủ nhận mức độ nghiêm trọng của đại dịch, chậm đưa ra tuyên bố với người dân. Điều này hoàn toàn trái ngược với các nước chống dịch thành công, nơi mà các nhà lãnh đạo, những người thông qua một cách tiếp cận nhất quán, đã giữ cho công dân được an toàn và ngăn chặn virus. Họ đã chỉ ra những gì đáng lẽ phải làm ở mọi nơi, và những gì vẫn có thể làm được.

Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với việc virus và các biến thể đang hoành hành ở nhiều nước, nơi đang phải vật lộn khi không đủ các biện pháp y tế công cộng, kèm theo đó là tốc độ phân phối và cung cấp vắc xin không hợp lý, không đồng đều và chậm chạp.

Tình hình ở Ấn Độ đang được quan tâm nghiêm trọng vì sự tàn phá khủng khiếp của dịch, và vì nó chứng tỏ mối đe dọa nghiêm trọng của Covid-19 với tình hình hiện tại.

Để chấm dứt đại dịch này, các quốc gia có thu nhập cao có đủ lượng vắc xin để cung cấp đầy đủ dân số của họ, phải ngay lập tức cam kết cung cấp cho 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ít nhất 1 tỷ liều vắc xin trước tháng 9 năm 2021, và đạt 2 tỷ liều vào giữa năm 2022.

Các quốc gia sản xuất vắc xin hàng đầu và các nhà sản xuất nên đồng ý về việc cấp phép tự nguyện và chuyển giao công nghệ trong vòng ba tháng tới. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên triệu tập các tác nhân chính càng sớm càng tốt.

Đồng thời, mọi chính phủ quốc gia phải thực hiện các biện pháp y tế công cộng đã được chứng minh để ngăn chặn sự lây lan của virus. Việc thực hiện không nhất quán và sớm gỡ bỏ các lệnh giãn cách sẽ không thể trị dứt điểm vấn đề.

Cần phải có sự đầu tư vào sự chuẩn bị ngay bây giờ, không phải khi cuộc khủng hoảng tiếp theo đã ập đến.

Bất chấp nguy cơ lây nhiễm người người dân Ấn Độ vẫn tập trung đông người, tham gia các lễ hội mà không sử dụng các biện pháp bảo hộ. Đây là một trong những nguyên nhân gây lây nhiễm nhanh chóng - Ảnh: AP

Bất chấp nguy cơ lây nhiễm người người dân Ấn Độ vẫn tập trung đông người, tham gia các lễ hội mà không sử dụng các biện pháp bảo hộ. Đây là một trong những nguyên nhân gây lây nhiễm nhanh chóng - Ảnh: AP

Cần một cuộc cải cách

Ban hội thẩm đang đề xuất những cải cách táo bạo nhằm thay đổi hệ thống phòng ngừa và ứng phó với đại dịch toàn cầu nhằm ngăn chặn các đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác.

Ban hội thẩm cũng kêu gọi thành lập một hội đồng đe dọa sức khỏe toàn cầu mới, do đại hội đồng LHQ thành lập và do các nguyên thủ quốc gia và chính phủ lãnh đạo. Hội đồng này phải đảm bảo cam kết chính trị đối với việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, đồng thời buộc các bên liên quan phải chịu trách nhiệm.

Hơn thế nữa, chúng ta phải nâng cao trách nhiệm giải trình quốc gia và toàn cầu và thực hiện hiệu quả thông qua một công ước về đại dịch, cần được thương lượng và nhất trí trong vòng sáu tháng.

Uỷ ban cũng khuyến nghị WHO thiết lập một hệ thống giám sát mới dựa trên sự minh bạch đầy đủ. WHO nên có thẩm quyền rõ ràng để công bố thông tin về các đại dịch tiềm ẩn mà không cần sự cho phép của các chính phủ liên quan. WHO cũng nên được trao quyền để cử các chuyên gia điều tra các mối đe dọa đại dịch ở bất kỳ quốc gia nào trong thời gian sớm nhất có thể.

WHO phải được củng cố và trao quyền độc lập hơn về tài chính dựa trên các nguồn lực chưa được đánh giá đầy đủ và tăng phí của các quốc gia thành viên. Trong số các cải cách khác của WHO, vị trí tổng giám đốc nên được giới hạn trong một nhiệm kỳ 7 năm.

Chúng ta có thể xem xét việc huy động 10 tỷ đô mỗi năm từ các quốc gia để chuẩn bị ứng phó dịch, với khả năng giải ngân từ 50 đến 100 tỷ đô trong thời gian ngắn trong trường hợp có thông báo về đại dịch.

Tuy nhiên, dù bất cứ đề xuất mới đến đâu, việc đầu tiên các quốc gia cần xây dựng được văn hóa ứng xử với đại dịch; cách thức xử lý với tình huống dịch bệnh của các chính phủ và cuối cùng và cách thức phối hợp giữa cộng đồng quốc tế. Chỉ có như vậy loài người mới chủ động đối phó với những nguy cơ và các đại dịch tiềm ẩn phía trước. 

COVID-19 có thể xem là lời cảnh báo mới nhất và mạnh mẽ nhất đối với nhân loại. Đừng để thế giới rơi vào vực thẳm khi đã biết trước mối đe dọa. 

Hoàng Nam

Tin khác

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

(CLO) Việc xây dựng lại nhà cửa bị phá hủy do cuộc chiến Israel - Hamas ở Dải Gaza có thể kéo dài sang thế kỷ tới, theo một báo cáo của Liên hợp quốc công bố vào thứ Năm (2/5).

Thế giới 24h
Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

(CLO) Nhân viên công chức nhà nước Venezuela sẽ được hưởng mức thưởng tới 130 USD/tháng, theo Tổng thống Nicolas Maduro công bố vào đúng Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Thế giới 24h
Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đối mặt áp lực từ chính Đảng Dân chủ Mỹ, yêu cầu ông phải tác động để Israel ngừng chiến dịch đổ bộ vào thành phố Rafah, nơi gần nửa dân số Gaza đang tị nạn.

Thế giới 24h
Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

(CLO) Ngày 2/5, một nhóm nhà khảo cổ học ở Anh đã tiết lộ khuôn mặt được tái tạo của một phụ nữ Neanderthal sống cách đây 75.000 năm, đồng thời đánh giá lại cái nhìn về loài người họ hàng với loài người thông minh chúng ta này.

Thế giới 24h
Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

(CLO) Suốt 5 tháng chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ quân sự 61 tỷ USD có thể khiến các tuyến đầu của lực lượng Ukraine phải gánh chịu những thiệt hại lâu dài trong nhiều tháng tới.

Thế giới 24h