Tân Bộ trưởng Công Thương chỉ ra 4 khó khăn cần khắc phục trong ngày đầu nhậm chức

Thứ hai, 12/04/2021 08:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong ngày đầu nhận nhiệm vụ mới, tân Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu 4 điểm khó khăn, cần phải giải quyết, trong đó có việc nhiều dự án nguồn điện đang chậm tiến độ.

Sáng 12/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị triển khai các Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã đọc các Nghị quyết, Quyết định của Quốc hội, Chính phủ chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Diên, giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Hồng Diên, tân Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Hồng Diên, tân Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Trên cương vị mới, ông Nguyễn Hồng Diên, tân Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương, cùng một số đồng chí lãnh đạo, cán bộ, viên chức thuộc một số đơn vị trực thuộc Bộ, tạo điều kiện tân Bộ trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị mới.

Ông Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời điểm mới nhận nhiệm vụ mới, ngành Công Thương vừa kết thúc giai đoạn 5 năm Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm, giai đoạn 2011 - 2020. Thời điểm này, thế giới đang thay đổi phức tạp, khó lường, xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn và sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động bất lợi đối với nền kinh tế toàn cầu, cả nước và cả ngành Công Thương.

Vượt qua những khó khăn, ngành Công Thương đã đạt một số thành tựu quan trọng. Đơn cử, với sự tăng trưởng vượt bậc của ngành Công Thương, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp cạnh tranh ở trung bình cao. Một số ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ,... vẫn duy trì vị thế vững chắc trên thế giới.

Đặc biệt, ngành xuất khẩu, một trong những lĩnh vực thuộc Bộ Công Thương đã tăng trưởng rất mạnh nhờ hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do, như EVFTA, CPTPP;... Từ đó, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế hội nhập toàn diện nhất thế giới.

“Bộ Công Thương là một trong những điểm sáng trong hệ thống các cơ quan Chính phủ trong thời gian qua về công tác cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện Chính phủ điện tử;...”, ông Nguyễn Hồng Diên phát biểu.

Cũng trong ngày đầu nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Hồng Diên đã nêu 4 điểm khó khăn cần phải giải quyết của ngành Công Thương. Đó là ngành công nghiệp thiếu tính độc lập tự chủ; nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ; xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào FDI, chưa tận dụng được các hiệp định thương mại để thúc đẩy xuất khẩu và thị trường trong nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,  vẫn còn ghi nhận tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng;...

Kết thúc Hội nghị, tân Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết tâm giải quyết những khó khăn, khắc phục những hạn chế, yếu kém, chung tay góp sức để ngành Công Thương ngày càng vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Việt Vũ

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm