(CLO) Việc tham gia sâu rộng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng, tiếp cận thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả cơ hội này, đòi hỏi tính chủ động của các doanh nghiệp.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) Phan Thị Thanh Xuân, do các tác động của tình hình quốc tế, xuất khẩu da giày sang các thị trường EU, Mỹ đang có sự sụt giảm. Trong khi đó, tồn kho của ngành da giày đang khá lớn và đơn hàng có phần chững lại.
Thách thức lớn nhất của ngành da giày khi tham gia các FTA thế hệ mới là phải tuân thủ các yêu cầu, quy định về môi trường và nguồn lao động.
Khi thực hiện các cam kết FTA, các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, nhưng các hàng rào phi thuế quan sẽ được dựng lên, vì thế các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt được thông tin để có sự chuẩn bị và có chiến lược hoạt động sẵn sàng, phù hợp.
Để phát triển sản xuất và xuất khẩu bền vững cho doanh nghiệp da giày thời gian tới, Lefaso cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất không nên chỉ tập trung một số thị trường, cần đa dạng hoá từ thị trường nhập khẩu cho đến các thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, bởi nếu muốn sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp phải tiến tới sản xuất được sản phẩm chất lượng cao.
Liên quan đến việc phát triển nguyên phụ liệu, doanh nghiệp cần tập trung phát triển dòng nguyên phụ liệu hướng tới phát triển bền vững, như môi trường xanh, sạch để bắt kịp với xu hướng của thế giới. Điều này vừa đảm bảo ổn định sản xuất, vừa gia tăng cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng một cách bền vững.
Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, các FTA thế hệ mới sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, các FTA thế hệ mới cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cả trên “sân nhà” và trên thế giới. Đáng chú ý, các FTA thế hệ mới đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao về hàng rào kỹ thuật, trong khi tiềm lực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.
Theo chuyên gia kinh tế TS Lê Quốc Phương, để thúc đẩy xuất khẩu theo hướng bền vững, nhà nước cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh để xuất khẩu tăng mạnh về chất, giá trị gia tăng và tỉ lệ nội địa hoá với sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn.
Các doanh nghiệp cũng cần ứng dụng đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, giúp hạ giá thành sản phẩm bằng chuyển đổi số, đổi mới quy trình công nghệ và đổi mới nguồn nhân lực. Những giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ, không chỉ riêng nhà nước mà cả chính doanh nghiệp mới có thể hướng đến xuất khẩu bền vững đáp ứng các yêu cầu FTA đề ra.
Để triển khai và tận dụng hiệu quả các giải pháp xúc tiến thương mại hướng tới xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động trong tìm hiểu thông tin, cơ chế chính sách và nghiên cứu thị trường.
Trong đó, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các hàng rào phi thuế quan.
Xuất khẩu bền vững đòi hỏi mỗi doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch xuất khẩu cho từng mặt hàng, từng thị trường mục tiêu. Cùng đó, việc chủ động liên kết giữa các doanh nghiệp cũng sẽ góp phần hỗ trợ lẫn nhau trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu.
(CLO) Hai tháng trước, chính phủ Ấn Độ đã công bố kế hoạch cắt giảm thuế nhập khẩu vàng từ 15% xuống còn 6%. Động thái này đã giúp hạ nhiệt giá vàng ở mức cao kỷ lục và thúc đẩy nhu cầu trong nước đối với mặt hàng hiếm này.
(CLO) Bộ Công Thương đã có Công điện về việc điều tiết các hồ chứa thủy điện, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập, lụt tại vùng hạ du.
(CLO) Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE) có nguồn gốc từ Việt Nam.
Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet vừa công bố Bảng xếp hạng PROFIT500 – Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu. Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đạt thứ hạng cao, góp mặt trong đội ngũ 10 đơn vị thành viên của Petrovietnam được tôn vinh trên bảng xếp hạng.