Tận dụng tốt cơ hội, thị trường Hoa Kỳ sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa Việt Nam

Thứ sáu, 18/05/2018 22:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu biết tận dụng tốt thời cơ, nâng cao năng lực cạnh tranh, có chiến lược nghiên cứu, tiếp cận thị trường và cùng nhau phối hợp xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thị trường Hoa Kỳ sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa Việt Nam, là khẳng định của các chuyên gia tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ Công Thương vừa tổ chức ngày 18/5, tại TP. Hồ Chí Minh.

Báo Công luận
Các diễn giả tại Diễn đàn. Ảnh: HNM 

Thị trường lớn, đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo số liệu của Bộ Công Thương, kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực đến nay, kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục tăng trưởng ổn định ở mức cao. Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng 47 lần (lên 50,81 tỷ USD vào cuối năm 2017).

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, một đặc điểm rất quan trọng trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đó là tính chất bổ trợ cho nhau của hai nền kinh tế. 

Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2018 có sự tham dự của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo UBND, lãnh đạo Sở Công Thương, các cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, các hiệp hội và cộng đồng DN sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Diễn đàn là cơ hội tốt để các bên trao đổi về xu hướng chính sách mới của Hoa Kỳ và tác động đối với hoạt động xuất nhập khẩu song phương, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ; đồng thời lắng nghe chia sẻ của một số đại diện doanh nghiệp tiêu biểu về phương thức tiếp cận và phát triển trực tiếp thị trường, xây dựng năng lực, thích ứng với các quy định kỹ thuật của Hoa Kỳ.

Là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước các giải pháp tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tương lai.


Trong khi Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với nhiều loại máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị hàng không, viễn thông, các sản phẩm nông nghiệp phục vụ làm đầu vào cho hoạt động sản xuất…thì Hoa Kỳ lại có xu hướng nhập khẩu những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, hoặc các sản phẩm dệt may, da giày, máy móc thiết bị điện tử.

 Đây đều là những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi và lợi thế về nhân công.

Tăng trưởng thương mại hai chiều diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương trên tất cả các mặt giữa hai nước, từ chính trị - kinh tế, cho tới an ninh – quốc phòng ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. 

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều theo hướng bền vững và hài hòa sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. 

Đây cũng là tinh thần chung đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhất trí trong Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ vào tháng 5/2017.

Nâng cao chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu được xem là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các rào cản để tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường Hoa Kỳ. 

Bà Đinh Thị Hương Nga, đại diện Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hoa Kỳ là vẫn là thị trường tiêu thụ rất lớn và còn nhiều tiềm năng phát triển.

Thách thức không nhỏ từ thị trường Hoa Kỳ

Báo Công luận
 Dệt may là ngành hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: TL

Theo các đại biểu tại Diễn đàn, một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ đặt ra rất nhiều quy định chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu. 

"Ở góc độ quản lý Nhà nước, chúng tôi đánh giá cao định hướng phát triển của nhiều nhà xuất khẩu của Việt Nam khi đã xác định được chiến lược đúng đắn để tìm kiếm cơ hội ở những phân khúc thị trường phù hợp, từng bước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang thị trường Hoa Kỳ và nhiều thị trường khác...

Bộ Công Thương hoan nghênh khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam cùng nhau phối hợp xây dựng chuỗi cung ứng sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, thông qua đó mang lại nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa Việt Nam, Bộ Công Thương luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong tiến trình này. 

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn và kêu gọi doanh nghiệp chủ động nghiên cứu nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ các máy móc, thiết bị, công nghệ cao phù hợp, phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu."

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Ngoài luật liên bang, mỗi tiểu bang của Hoa Kỳ lại có những quy định, luật định khác nhau. Doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa hàng vào thị trường Hoa Kỳ, cụ thể là tiểu bang nào phải tìm hiểu luật, những quy định ràng buộc tại tiểu bang đó, cũng như luật Liên bang có liên quan.

Thời gian qua, ngày càng nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá cũng như nâng điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng nhập khẩu. 

Trên thực tế, Hoa Kỳ đã khởi kiện 25 vụ, liên quan đến nhiều ngành hàng khác nhau, từ các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như thủy sản đến ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu rất ít như túi dệt, đinh thép hay móc áo. 

Trong khi phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, có ít kinh nghiệm về phòng vệ thương mại. Do đó, khi bị khởi kiện sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, tốn kém về thời gian, chi phí theo kiện, thậm chí có thể mất luôn thị trường do bị áp thuế cao và không thể cạnh tranh được. 

Bên cạnh đó, xu hướng bảo hộ thông qua việc ban hành các quy định, tiêu chuẩn mới, phức tạp về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông - lâm - thủy sản cũng ngày càng được Hoa Kỳ tăng cường áp dụng. 

Trong khi đó, các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao hay các sản phẩm tiêu dùng cao cấp, liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường đặc biệt khó tính này.

Gần đây Hoa Kỳ đã hoàn tất Nghị trình Chính sách Thương mại năm 2018 mới được công bố cho thấy Hoa Kỳ đã hoàn tất việc hệ thống hóa chính sách thương mại, cùng với định hướng của Chiến lược An ninh quốc gia.

Những thay đổi trong chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam, khiến cho việc duy trì mức kim ngạch hiện tại, hay thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vào Hoa Kỳ trở thành bài toán không dễ tìm ra lời giải đáp thỏa đáng.

Bên cạnh đó, nhiều DN cũng cho rằng, Chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ cần quan tâm phát triển thương mại bền vững, công bằng, đưa vấn đề giải quyết các tranh chấp tại WTO một cách thấu đáo trong sự phối hợp chặt chẽ của DN và các bộ ngành liên quan.

 Các DN cũng cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để thể hiện rõ thiện chí, năng lực của mình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hộ thương mại.

Theo các chuyên gia, DN xuất khẩu cũng có nhiều cách tiếp cận thị trường Hoa Kỳ như thành lập DN ngay tại thị trường Hoa Kỳ, thuê nhân viên người Hoa Kỳ có kinh nghiệm bán hàng cho các hệ thống phân phối Hoa Kỳ, có sự lựa chọn hệ thống phân phối cho phù hợp ngay tại thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng rất khó tính này.

Trong hơn 10 năm qua, Hoa Kỳ luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 41,6 tỷ USD, chiếm hơn 20% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài. 

Việt Nam hiện là đối tác xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ, xếp thứ 27 về nhập khẩu hàng hóa và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ. Thặng dư cao trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ của Việt Nam đạt trên 32,4 tỷ USD trong năm 2017.

 

 

H. Lâm

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp