Tăng áp lực ở Biển Đông, Mỹ đang kiểm tra ranh giới đỏ của Trung Quốc

Thứ bảy, 24/10/2020 16:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quan hệ Mỹ-Trung đã xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ và cả hai cường quốc đang trên bờ vực của một cuộc đụng độ trên Biển Đông. Tuy nhiên, bất chấp sự nguy hiểm cũng như cảnh báo kịch liệt, Mỹ đang gia tăng các hoạt động quân sự và thử thách “lằn ranh đỏ”, sự kiên nhẫn của Trung Quốc.

uss john maccain
Bài liên quan

Mỹ gia tăng sự hiện diện của các tàu chiến đến Biển Đông

Tại sao Hoa Kỳ lại mạo hiểm đối đầu? Có thể những người theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc trong chính quyền Trump nghĩ rằng, điều đó sẽ giúp ích cho việc tái tranh cử của Tổng thống. Hoặc có lẽ, đây là tư thế quân sự “bình thường” xung quanh một cuộc bầu cử Tổng thống gây mất tập trung để đảm bảo Trung Quốc không tính toán sai.

Dù lý do là gì, Mỹ đang thúc đẩy Trung Quốc và Trung Quốc đang đáp trả - khiến một cuộc đụng độ ngày càng có nguy cơ có thể xảy ra.

Các hoạt động quân sự khiêu khích của Mỹ bao gồm tăng cường máy bay do thám, triển khai nhóm tấn công liên tục trên tàu sân bay, hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Đài Loan và hoạt động tự do hàng hải, là những hành động đối kháng chính của nước này.

Đầu tháng này, Mỹ đã tiến hành một hoạt động như vậy, lần thứ 8 trong năm nay, gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do Trung Quốc kiểm soát, một khu vực đặc biệt nhạy cảm nơi Trung Quốc có căn cứ chính và cả trung tâm hành chính cho các thực thể ở Biển Đông mà họ tuyên bố chủ quyền.

Điều này diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố vào ngày 13/7 rằng, Mỹ “sẽ hỗ trợ các quốc gia trên toàn thế giới nhận ra rằng Trung Quốc đã vi phạm các yêu sách lãnh thổ hợp pháp của họ”, đồng thời cam kết “sử dụng tất cả các công cụ có thể”.

Các hoạt động duy trì tự do hàng hải của Hoa Kỳ có mục đích chứng minh và bảo vệ quyền tự do hàng hải cũng như phản đối các tuyên bố vi phạm nguyên tắc đó. Tuy nhiên, Mỹ đang gia tăng một cách bất thường các hoạt động quân sự và điều này bị cáo lợi dụng quyền tự do hàng hải thương mại với quyền tự do của các tàu quân sự, để đe dọa và do thám các nước - trong trường hợp này các nhà bình luận nêu ra là Trung Quốc.

Trung Quốc khẳng định rằng, họ không bao giờ can thiệp vào tự do hàng hải thương mại, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động ở khu vực để làm gây áp lực mạnh mẽ với Trung Quốc, nhằm giành được sự ủng hộ trong khu vực và hơn thế nữa.

Tàu khu trục John S. McCain của Mỹ, tham gia hoạt động mới nhất, nằm trong nhóm tấn công tàu sân bay Ronald Reagan, vừa tiến vào Biển Đông lần thứ ba trong năm nay. Điều này xảy ra ngay sau khi tàu USS Barry đi qua eo biển Đài Loan vào Biển Đông - chuyến đi thứ 10 của tàu chiến Mỹ trong năm nay.

Những chuyến tàu chiến như vậy, mà Mỹ coi là hoàn toàn hợp pháp, đi sát với tuyên bố chủ quyền "lằn ranh đỏ" của Trung Quốc đối với Đài Loan - đặc biệt là khi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và chuyến thăm của một quan chức nội các Mỹ. Hải quân Hoa Kỳ cho biết, các chuyến quá cảnh cho thấy “cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một cuộc tập trận hải quân - Ảnh: Xinhua

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một cuộc tập trận hải quân - Ảnh: Xinhua

Trung Quốc kịch liệt phản đối hoạt động tự do hàng hải của tài khu trục John S. McCain mà Quân Giải phóng Nhân dân gọi là “hành vi bá quyền hàng hải và khiêu khích quân sự trắng trợn”, “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, đồng thời gây nguy hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.

Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ và tình hình thế giới có những thay đổi về địa chính trị, Chủ tịch Tập Cận Bình không dưới một lần thúc giục quân đội của mình “tập trung tâm trí và sức lực vào việc chuẩn bị tham chiến”.

Tăng cường áp lực liên tục và những cam kết

Bất chấp sự phủ nhận của Hoa Kỳ, các hoạt động tự do hàng hải của họ chống lại Trung Quốc luôn có mục đích. Ít nhất điều đó, theo các nhà bình luận, là không cần thiết để củng cố vị trí pháp lý của Hoa Kỳ ở khu vực.

Đối mặt với các tuyên bố mà nước này coi là bất hợp pháp, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể thể hiện sự không đồng tình một cách hiệu quả thông qua các thông cáo ngoại giao bằng lời nói hoặc bằng văn bản - một lựa chọn dường như đủ cho các quốc gia khác, bao gồm cả các cường quốc hàng hải mà Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ.

Thật vậy, phản đối ngoại giao chứ không phải là “ngoại giao pháo hạm” phù hợp hơn với Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó yêu cầu các thành viên “phải giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng các biện pháp hòa bình, sao cho hòa bình và an ninh quốc tế và công lý không bị đe dọa”.

Hơn nữa, các hoạt động tự do hàng hải của Hoa Kỳ không hiệu quả ở chỗ họ đã không thay đổi chính sách của Trung Quốc cũng như ngăn chặn các hành động của Trung Quốc mà Hoa Kỳ coi là bất hợp pháp hoặc “bắt nạt”. Một số nhà quan sát cũng coi chúng là lãng phí, vì Hải quân Mỹ có thể sử dụng thời gian để huấn luyện cho xung đột nghiêm trọng tốt hơn.

Thậm chí tệ hơn, chúng có thể phản tác dụng về mặt chính trị. Khi Hải quân Mỹ cử một số tàu chiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia trong một cuộc “đối đầu” giữa một tàu tập trận theo kế hoạch của Malaysia và một tàu Trung Quốc, Malaysia không thể chắc chắn liệu Mỹ có hỗ trợ hay thách thức các yêu sách hàng hải của mình hay không.

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết: “Trong khi luật pháp quốc tế đảm bảo quyền tự do hàng hải, sự hiện diện của tàu chiến và tàu thuyền ở Biển Đông có khả năng làm gia tăng căng thẳng, từ đó dẫn đến những tính toán sai lầm, có thể ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực".

Tuy nhiên, các cơ hội cho sự tham gia của quân đội Mỹ đang hiện ra. Mới đây, Philippines đã tuyên bố sẽ khởi động lại hoạt động thăm dò dầu khí tại Reed Bank - mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền - và sẽ bảo vệ quyền của mình. Mỹ đã trấn an đồng minh của mình, Philippines, rằng họ sẽ hỗ trợ nếu lực lượng của họ bị Trung Quốc tấn công ở Biển Đông. Sân khấu được thiết lập cho một cuộc đối đầu.

Hoa Kỳ dường như đang thúc đẩy Trung Quốc từ bỏ các tuyên bố và chiếm đóng của họ hoặc bảo vệ chúng bằng quân sự. Chiến lược “im lặng” này khá rủi ro. Nó có thể không gợi ra phản ứng mà Hoa Kỳ mong muốn, trừ khi đối đầu là điều họ muốn.

Nếu đây là ý định của Hoa Kỳ, thì tốt hơn hết Trung Quốc nên chuẩn bị cho xung đột rộng hơn và lâu dài hơn ở Biển Đông.

Phan Nguyên

Tin khác

Tại sao Trung Quốc dừng cho người nước ngoài nhận con nuôi?

Tại sao Trung Quốc dừng cho người nước ngoài nhận con nuôi?

(CLO) Đối mặt với tình trạng dân số giảm sút, Trung Quốc đã ngừng chương trình gửi trẻ em ra nước ngoài cho các gia đình nhận nuôi.

Thế giới 24h
Tổng thư ký Liên hợp quốc: 'Sự đau khổ ở Gaza là điều tồi tệ nhất mà tôi từng chứng kiến'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: 'Sự đau khổ ở Gaza là điều tồi tệ nhất mà tôi từng chứng kiến'

(CLO) Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết hôm thứ Hai (9/9) rằng Liên hợp quốc sẵn sàng giám hành bất cứ lệnh ngừng bắn nào để chấm dứt tình trạng tồi tệ nhất mà ông từng chứng kiến ở Gaza.

Thế giới 24h
Tỷ lệ sinh của Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm

Tỷ lệ sinh của Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm

(CLO) Theo số liệu chính thức được công bố vào ngày 9/9, Nga đã ghi nhận tỷ lệ sinh thấp nhất kể từ năm 1999 trong 6 tháng đầu năm nay, với số ca sinh trong tháng 6 dưới 100.000, đánh dấu mức giảm hàng tháng đầu tiên.

Thế giới 24h
Những điều đáng chú ý về cuộc tranh luận sắp diễn ra giữa ông Trump và bà Harris

Những điều đáng chú ý về cuộc tranh luận sắp diễn ra giữa ông Trump và bà Harris

(CLO) Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chuẩn bị đối đầu trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của họ, khi cuộc bầu cử chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa.

Thế giới 24h
Đảng của Tổng thống Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử khu vực Nga

Đảng của Tổng thống Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử khu vực Nga

(CLO) Đảng Nước Nga Thống nhất đã giành chiến thắng vang dội trong mọi cuộc bầu cử khu vực vào tuần trước, cho thấy người dân vẫn dành sự ủng hộ tuyệt đối với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin.

Thế giới 24h