Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nổi lên như "hòn đảo năng lượng" giữa khủng hoảng Châu Âu

Thứ tư, 30/03/2022 15:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu hỗn loạn do xung đột Nga -Ukriane, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã nổi lên như một "hòn đảo năng lượng" có lợi thế chiến lược ở châu Âu, với sự phụ thuộc tương đối thấp vào khí đốt tự nhiên của Nga.

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo nhờ năng lượng mặt trời, gió và thủy lực, hiện đã sẵn sàng thu lợi từ các khoản đầu tư dài hạn vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

tay ban nha va bo dao nha noi len nhu hon dao nang luong giua khung hoang chau au hinh 1

Khủng hoảng năng lượng do Nga gây ra trong cuộc chiến ở Ukraine đã giúp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nổi lên ở một vị trí có lợi về mặt chiến lược như một “năng lượng đảo” ở châu Âu với sự phụ thuộc tương đối thấp vào khí đốt tự nhiên của Nga. Ảnh: AP.

Bán đảo Iberia – nơi phân cách giữa hai nước này, chiếm một phần ba công suất xử lý LNG của châu Âu, với tổng cộng sáu nhà máy LNG ở Tây Ban Nha - bao gồm cả nhà máy lớn nhất châu Âu, đều ở Barcelona và Bồ Đào Nha. Các nhà khai khoáng sẽ khai thác khí thiên nhiên từ các mỏ ở biển khơi.

Lượng khí này sẽ được dẫn vào đất liền và làm lạnh ở nhiệt độ -162° Celsius (-260° Fahrenheit) bằng hệ thống xử lý khí chuyên biệt. Quá trình này sẽ tạo ra khí LNG ở dạng lỏng và được chứa trong các bình có dung tích lớn. Sau khi hoàn thành, lượng LNG này sẽ được vận chuyển đến các quốc gia nhập khẩu.

Theo Claudio Rodrguez, phát ngôn viên của Enagás - công ty điều hành mạng lưới khí đốt tự nhiên của Tây Ban Nha cho biết: “Rõ ràng, cơ sở hạ tầng hiện đại này mang lại cho chúng tôi sự linh hoạt hơn và củng cố hệ thống phân phối khí đốt so với các quốc gia châu Âu khác phải dựa vào đường ống".

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cùng với phần còn lại của châu Âu, sẽ nhận được nhiều hỗ trợ nhập khẩu khí đốt hơn sau khi Mỹ tuyên bố tuần trước rằng họ sẽ hỗ trợ các đồng minh giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ tăng xuất khẩu LNG sang châu Âu thêm 15 tỷ mét khối trong năm nay, với những lô hàng thậm chí còn lớn hơn kế hoạch trong tương lai.

Năm ngoái, Tây Ban Nha dường như rơi vào thế bị động sau khi Algeria đóng cửa một đường ống dẫn khí đốt chạy qua Maroc trong bối cảnh tranh chấp với quốc gia láng giềng Bắc Phi. Thế nhưng vào đầu năm 2022, Hoa Kỳ đã vượt qua Algeria để trở thành nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hàng đầu của Tây Ban Nha.

Sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga đã trở thành một trách nhiệm chiến lược quan trọng do hậu quả của chiến tranh. Trong lúc gấp rút tìm các giải pháp thay thế, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu muốn đẩy nhanh các mục tiêu trung và dài hạn để chuyển hướng nhiều hơn sang năng lượng tái tạo, đồng thời tìm kiếm các nguồn khí đốt tự nhiên thay thế.

Mặc dù EU là thị trường chung của 27 quốc gia, nhưng lại có những nút thắt nội bộ lớn trong hệ thống phân phối năng lượng của mình.

Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha có rất ít liên kết về năng lượng. Đây là điều đã thúc đẩy một sự thay đổi chưa từng có trong chính sách của EU vào tuần trước, khi các nước Iberia được phép đề xuất cơ chế kiểm soát giá của riêng mình để giải quyết chi phí năng lượng tăng cao của lục địa này.

Về mặt lý thuyết, LNG đến Tây Ban Nha có thể được gửi đến các nước láng giềng cần thiết hơn ở phía đông, nhưng không có cách nào dễ dàng để làm điều đó. Theo Enagas, Tây Ban Nha và Pháp chia sẻ hai đường ống dẫn khí đốt nhỏ có thể vận chuyển tương đương 7 chuyến tàu chở LNG mỗi tháng, trong khi Tây Ban Nha đã nhận được 27 chuyến tàu vào tháng 3, ngoài khí đốt tự nhiên được bơm qua một đường ống của Algeria.

Trong khi đó, Rodríguez cho biết các thiết bị đầu cuối của đường ống dẫn LNG của Tây Ban Nha có thể được sử dụng để đưa các tàu vận chuyển LNG đến các cảng khác của châu Âu nhằm “củng cố hệ thống khí đốt và năng lượng của châu Âu”. Tuy nhiên, các chuyên gia đồng ý rằng nếu châu Âu muốn tự chủ về năng lượng, thì phải này phải tăng cường kết nối trong khối.

Theo nguồn tin, kho dự trữ chiến lược của mỗi quốc gia thành viên sắp tới đây sẽ phải được bơm đầy. Mức dự trữ của các kho này đã xuống đến mức thấp nhất vào cuối năm ngoái, bởi vì, do không có đủ điện gió và điện mặt trời, nên các nước đã phải xài thêm khí đốt.

Cũng phải kể đến một quyết định có lợi cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hai nước này được phép giảm giá khí đốt sử dụng để sản xuất điện, tức là tách giá khí đốt khỏi giá điện, bởi vì Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chủ yếu sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Lê Na (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô