Thách thức nảy sinh khi Nga kêu gọi thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

Thứ sáu, 25/03/2022 10:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23/3 tuyên bố sẽ sớm yêu cầu các nước "không thân thiện" thanh toán nhiên liệu của họ bằng đồng rúp của Nga đã đặt ra nhiều thách thức đối với phần lớn các quốc gia châu Âu nhập khẩu khí đốt của Nga

Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% khí đốt từ Nga, thanh toán hóa đơn khí đốt hàng ngày từ 200 triệu đến 800 triệu euro (880 triệu USD) bằng euro và đô la.

thach thuc nay sinh khi nga keu goi thanh toan khi dot bang dong rup hinh 1

Tổng thống Putin tuyên bố, việc bán khí đốt tự nhiên và các mặt hàng xuất khẩu khác từ Nga sang các quốc gia "không thân thiện" sẽ sớm được chuyển đổi sang đồng rúp. Ảnh: Minh hoạ/Internet.

Tổng thống Putin đã gia hạn ngân hàng trung ương Nga và các quan chức chính phủ nội trong tuần phải nghĩ ra một phương pháp chuyển thanh toán sang tiền tệ rúp của Nga. Gazprom - công ty khí đốt nhà nước, cũng đã được lệnh sửa đổi các hợp đồng của mình để phù hợp với động thái này.

Động thái mới này là gì?

Liên minh châu Âu đang xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt, và Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Canada đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngân hàng trung ương và cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Điều đó đã giáng một đòn ‘nặng nề’ vào nền kinh tế nước này.

Nếu Nga được trả bằng đồng rúp cho các khoản thanh toán khí đốt của mình, nước này có thể tránh được một số lệnh trừng phạt tài chính. Theo công ty tư vấn Rystad Energy, trước đây gần như tất cả các hợp đồng mua khí đốt của Nga đều được tính bằng đồng euro hoặc đô la Mỹ.

Kể từ khi Nga bùng nổ chiến sự tại Ukraine, coi là một "chiến dịch đặc biệt", thì đồng rúp đã giảm tới 85% so với đô la Mỹ. Kể từ thông báo mới đó, đồng rúp Nga đã phục hồi so với đô la Mỹ và nhanh chóng tăng vọt vào thứ Tư (23/3).

Châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga để sưởi ấm và sản xuất điện, và các thành viên Liên minh Châu Âu đang có những luồng ý kiến trái chiều về việc liệu lĩnh vực năng lượng của Nga có thể bị trừng phạt hay không.

Đáp lại lời kêu gọi của ông Putin về việc thanh toán bằng đồng rúp, tiêu chuẩn hợp đồng khí đốt bán buôn châu Âu (TTF) đã nhanh chóng vượt qua mức 44 USD/triệu đơn vị nhiệt của Anh.

Các dòng khí đốt hướng Viễn Đông chảy qua đường ống Yamal-Europe từ Đức đến Ba Lan đã giảm đáng kể, theo dữ liệu từ nhà điều hành đường ống Gascade công bố hôm thứ Tư.

Động thái này có thể chuyển dịch ra sao?

Tim Harcourt, nhà kinh tế trưởng tại Viện Quản trị và Chính sách Công của Đại học Công nghệ Sydney nhận định: "Hợp đồng thường được lập giữa hai bên và được thoả thuận mua bán bằng đô la Mỹ hoặc đồng tiền chung euro. Vì vậy, nếu một bên đơn phương nói," không, bạn sẽ trả tiền bằng cách này”.Thì hợp đồng đó không có tính pháp lý.

Susan Sakmar, giáo sư luật thỉnh giảng tại Đại học Houston và là nhà tư vấn kinh doanh khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho biết: “Không rõ nhu cầu này nghiêm trọng đến mức nào". Bà nói rằng sự gia tăng của tỷ giá đồng đô la và đồng rúp trong ngày thứ Tư và giá xăng bán buôn ở châu Âu có thể là điểm chính.

"Sẽ mất nhiều thời gian để điều như thế này xảy ra. Trong khi đó, ông Putin có thể giữ cho giá cả tăng cao. Điều đó phục vụ tốt cho lợi ích của ông ấy", giáo sư này nói thêm.

Động thái mới theo cơ chế nào?

Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov tuyên bố rằng một đối tác tài chính ở Sofia có thể xử lý các giao dịch bằng đồng rúp. "Chúng tôi đang mong đợi tất cả các loại hành động bất thường," ông nói, "nhưng kịch bản này đã được thảo luận, vì vậy không có rủi ro cho các khoản thanh toán theo hợp đồng hiện tại."

Claudio Galimberti, Phó Chủ tịch cấp cao của Rystad cho biết Nga có thể tạo ra các hợp đồng mới yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp, nhưng sẽ yêu cầu các chính phủ giữ đồng rúp trong ngân hàng trung ương của họ hoặc mua chúng trên thị trường mở.

Liệu bước tiến mới này có dài hạn?

Được biết, Nga, Trung Quốc, Iran và những nước khác đã chỉ trích sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong thương mại toàn cầu cũng như tần suất mà Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính lên Nga.

Đối với Nga, động thái này sẽ gây áp lực lên khả năng trả nợ nước ngoài và cắt giảm nhập khẩu dầu thô, khí đốt – những nguồn ngoại tệ dồi dào của nước này. Các lệnh trừng phạt này sẽ ‘bóp chết’ nền kinh tế của Nga, theo Liam Peach, nhà kinh tế học Capital Economics Emerging Europe, cho biết.

Việc chuyển đổi thành công này có thể góp phần làm giảm vai trò của đồng đô la trong thương mại toàn cầu khi đồng rúp, nhân dân tệ và các loại tiền tệ khác tăng giá trong thương mại. Điều này sẽ có ý nghĩa lâu dài đối với chi phí vay và tài chính ở Hoa Kỳ.

Lê Na (Theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô