Trung Quốc chuyển sang sử dụng khí đốt của Nga để hạn chế sự phụ thuộc vào Mỹ, Úc

Chủ nhật, 13/03/2022 15:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mong muốn không còn phụ thuộc vào các đối thủ địa chính trị như Mỹ và Úc về khí đốt tự nhiên, Trung Quốc đang tiến hành các dự án đường ống mới để tăng cường nhập khẩu từ Nga.

Các công việc chuẩn bị cho một đường ống mới đến đảo Sakhalin của Nga đang được xúc tiến ở tỉnh biên giới Hắc Long Giang của Trung Quốc mặc dù nhiệt độ vẫn còn rất lạnh. “Việc xây dựng sẽ bắt đầu ngay khi mùa xuân đến,” một nguồn tin thân cận với dự án cho biết.

trung quoc chuyen sang su dung khi dot cua nga de han che su phu thuoc vao my uc hinh 1

Trạm máy nén Atamanskaya cho “Sức mạnh của Siberia”, đường ống dẫn khí đốt duy nhất hiện đang hoạt động giữa Nga và Trung Quốc.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước đã đồng ý nhập khẩu nhiều khí đốt tự nhiên hơn từ Gazprom của Nga trong một thỏa thuận được công bố bên lề hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước.

Hiện tại, đường ống dẫn khí đốt duy nhất giữa Nga và Trung Quốc là “Sức mạnh của Siberia”, bắt đầu hoạt động vào năm 2019 và có công suất hàng năm là 38 tỷ mét khối. Các nước có kế hoạch thiết lập một đường ống dẫn mới theo thỏa thuận với công suất hàng năm là 10 tỷ mét khối.

Những phát triển mới cũng đang được tiến hành ở Nga. Gazprom ngày 1/3 thông báo họ đã bắt đầu thực hiện các bước cụ thể hướng tới việc xây dựng đường ống “Sức mạnh Siberia 2”, sẽ đi qua Mông Cổ và có công suất hàng năm khoảng 50 tỷ mét khối.

Do ô nhiễm, Trung Quốc đã đổi than lấy khí đốt tự nhiên nhiều hơn để giải phóng bầu trời cho Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Nhưng quốc gia này phụ thuộc vào nhập khẩu với gần một nửa lượng khí đốt mà họ tiêu thụ. Khoảng 2/3 trong số đó là khí đốt tự nhiên hóa lỏng, và năm ngoái, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất thế giới.

Trung Quốc nhập khẩu khoảng 40%, chiếm phần lớn nhất, LNG từ Australia, hơn 10% đến từ Mỹ.

“Chúng tôi ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các thành viên của Bộ tứ và đó là vấn đề chúng tôi cần giải quyết”, một người trong ngành năng lượng Trung Quốc cho biết, đề cập đến Đối thoại An ninh Tứ giác của Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ.

Trung Quốc coi Nga là một giải pháp tiềm năng cho tình thế tiến thoái lưỡng nan của họ. Theo Liu Qian, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Nga-Trung Á tại Đại học Dầu khí Trung Quốc, hai bên đang đàm phán để mở rộng hoặc xây dựng 4 đường ống dẫn dầu.

Những dự án này, bao gồm mở rộng “Sức mạnh của Siberia” và “liên kết Altai” mới thông qua khu vực Tân Cương của Trung Quốc, sẽ mở rộng công suất đường ống giữa các nước lên hơn 100 tỷ mét khối một năm - tương đương với gần một nửa lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Việc mở rộng cũng có lợi cho Nga. Nước này đã cung cấp khoảng 200 tỷ mét khối khí tự nhiên đến châu Âu thông qua các đường ống trong những năm gần đây. Các liên kết mới và mở rộng với Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu sang châu Âu do chiến tranh ở Ukraine.

Tuy nhiên, những trở ngại vẫn còn. “Sức mạnh của Siberia” đã chỉ gửi 10 tỷ mét khối khí đốt đến Trung Quốc vào năm ngoái, ít hơn 30% tổng công suất của nó. Sự thiếu hụt được cho là do khả năng vận chuyển hạn chế của phía Nga.

Khí đốt xuất khẩu sang Trung Quốc và châu Âu cũng được chiết xuất tại các địa điểm khác nhau, không có đường ống dẫn nối chúng. Một giám đốc điều hành tại một công ty đầu tư Trung Quốc cho biết: “Cần phải có những khoản đầu tư lớn vào đường ống và các cơ sở khác để chuyển hướng khí đốt tự nhiên từ xuất khẩu sang châu Âu sang Trung Quốc.

Huy Hoàng (Theo Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp