Tham nhũng tạo làn sóng chấn động trong ngành sản xuất chip Trung Quốc

Thứ bảy, 06/08/2022 14:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc bắt giữ một số giám đốc điều hành quỹ bán dẫn hàng đầu có thể buộc Chính phủ Trung Quốc phải suy nghĩ lại về cách họ đầu tư vào lĩnh vực này.

50 tỷ USD đầu tư đổi lấy gì?

Ngành công nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc đã rơi vào hỗn loạn vào tuần trước, với ít nhất 4 giám đốc điều hành hàng đầu có liên quan đến một quỹ bán dẫn thuộc sở hữu nhà nước bị bắt vì cáo buộc tham nhũng. Theo các nhà phân tích và chuyên gia, đây là sự kiện bùng nổ có thể buộc đất nước phải suy nghĩ lại về phương thức cơ bản mà họ đầu tư vào phát triển chip.

Vào ngày 30/7 vừa qua, tổ chức chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc thông báo rằng Ding Wenwu, Giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư công nghiệp vi mạch Trung Quốc, hay còn được gọi là Big Fund, đã bị bắt vì “nghi ngờ vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.

Ding không phải là người duy nhất gặp rắc rối. Hai tuần trước, Lu Jun, cựu Giám đốc điều hành tại tổ chức quản lý Big Fund cũng đã bị bắt cùng với hai nhà quản lý quỹ khác, theo hãng tin Caixin của Trung Quốc.

tham nhung tao lan song chan dong trong nganh san xuat chip trung quoc hinh 1

Ngành công nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc đã rơi vào hỗn loạn khi 4 giám đốc điều hành của Big Fund bị bắt vì cáo buộc tham nhũng. (Nguồn: Getty Images)

Được thành lập vào năm 2014, Big Fund dự định sử dụng tiền của Chính phủ để xây dựng chuỗi cung ứng chip sản xuất tại Trung Quốc, do đó giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và các đồng minh.

8 năm sau, tổng cộng 30 tỷ USD được đổ vào ngành công nghiệp bán dẫn, với 20 tỷ USD nữa đang được đầu tư, đã mang lại một sự đan xen phức tạp giữa thành công và thất bại. Thực tế là quỹ được thúc đẩy bởi một sứ mệnh chính trị chứ không phải lợi ích tài chính khiến nó trở thành “miếng mồi” cho tham nhũng. Các nhà phân tích cho rằng các cuộc điều tra mới nhất có thể thúc đẩy Trung Quốc quản lý tài trợ ngành công nghiệp bán dẫn với kiến thức chuyên nghiệp và chính xác hơn.

Ý tưởng của Big Fund là rót tiền vào các ngành công nghiệp không nhận được vốn từ các cách truyền thống như đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, các công ty này gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền bởi bất kỳ tiến bộ nào trong sản xuất chip đều đòi hỏi một thời gian dài và đầu tư đáng kể vào nghiên cứu. Do đó, chúng ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, Rui Ma, một nhà phân tích công nghệ và người dẫn chương trình podcast Tech Buzz China nói.

Big Fund được cho là đã đi trước thời đại. Năm 2014, chính quyền trung ương Trung Quốc quyết định có thể sử dụng nguồn vốn công để giải quyết khoảng cách năng lực trong sản xuất chip trong khi một số chính quyền địa phương bắt đầu thử nghiệm với các quỹ nhỏ hơn. Nhưng phải đến năm 2019, khi Mỹ loại bỏ Huawei khỏi quyền truy cập vào các chip sản xuất bằng công nghệ của Mỹ, tình hình mới trở nên cấp bách. Ngành công nghiệp bán dẫn trước nay vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp toàn cầu và các công ty công nghệ Trung Quốc phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở nước ngoài như TSMC của Đài Loan, Samsung của Hàn Quốc hoặc ASML của Hà Lan. Nhưng tất cả những quốc gia đó đều là đồng minh của Hoa Kỳ.

Mức độ cấp bách chỉ tăng lên trong thời gian gần đây khi Mỹ đang ngày càng siết chặt khả năng Trung Quốc tiếp cận các công nghệ chip tiên tiến của nước này, thậm chí yêu cầu ASML ngừng xuất khẩu các máy in thạch bản cũ hơn sang Trung Quốc. Thực trạng này khiến Big Fund và động lực tự cung tự cấp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Dồn lực đầu tư cho một công ty… phá sản

Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ lý do chính xác khiến Ding và những người khác bị điều tra. Nhưng hầu hết các phương tiện truyền thông và các nhà phân tích đều liên kết vụ việc với một loạt các cuộc điều tra tham nhũng xung quanh Tsinghua Unigroup, một công ty bán dẫn do Big Fund đầu tư vào đã thất bại thảm hại trong những năm gần đây.

Được thành lập vào năm 1988, Tsinghua Unigroup là một trong những nhà sản xuất chip lâu đời nhất tại Trung Quốc. Nó đã gây xôn xao vào năm 2015 khi kế hoạch mua lại công ty Mỹ Micron Technologies bị Chính phủ Mỹ chặn. Nhiều thương vụ mua lại đầy tham vọng của công ty này cũng được hỗ trợ bởi Big Fund, quỹ đã đầu tư ít nhất 2 tỷ USD vào Unigroup và các công ty con của nó để phát triển sản xuất tấm wafer, bộ nhớ flash và chip 5G.

Nhưng cuối cùng, công ty này đã phá sản vào năm 2021. Vào tháng 7/2022, 3 giám đốc điều hành và cả chủ tịch đương chức 13 năm của Unigroup đã bị điều tra về các cáo buộc tham nhũng, mặc dù không có cáo buộc công khai nào được công bố cho đến nay.

Paul Triolo, Phó chủ tịch cấp cao của công ty chiến lược kinh doanh Albright Stonebridge, công ty tư vấn cho các công ty hoạt động ở Trung Quốc, cho biết điều đó có thể có nghĩa là một ông chủ mới của Big Fund - một người giỏi hơn trong việc thu được lợi nhuận tài chính sẽ đảm nhận nhiệm vụ mới. Nhiều nhà quản lý của Big Fund xuất thân từ Chính phủ và có thể đơn giản là thiếu kinh nghiệm liên quan. Ding, người đang bị điều tra, từng là Giám đốc bộ phận của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc.

Triolo nói: “Cần phải có những người có năng lực để điều hành Big Fund và hiểu rõ ngành công nghiệp, tài chính cũng như sẽ không tài trợ cho các dự án không có cơ sở thương mại rõ ràng”.

Cuối cùng, những cuộc điều tra này có thể có kết quả tích cực đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc vì chúng làm nổi bật hạn chế của nguồn tài trợ và có thể thúc đẩy Big Fund được quản lý dựa trên cơ sở thị trường hơn. Sự thèm muốn của Bắc Kinh đối với các cuộc thử nghiệm đang giảm dần khi lo lắng về khả năng tự cung tự cấp ngày càng gia tăng.

Sơn Tùng (Theo Technology Review)

Bình Luận

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp