Thanh niên Việt thời đại mới: Phải nhân lên khát vọng cống hiến!

Thứ năm, 23/03/2023 10:08 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Câu chuyện “Sống là cho và chết cũng là cho”, sống tận hiến “trách nhiệm với chính mình, gia đình, xã hội; cống hiến hết mình vì đất nước” giờ đây càng được đặt ra đối với thanh niên, cấp thiết hơn bao giờ hết, nhất là khi đất nước đang mang trên mình những khát vọng phát triển lớn lao mang tầm thời đại.

Có ai đó đã nói rằng, “Thước đo giá trị đời người không phải là thời gian mà là sự cống hiến”. Trong bối cảnh hiện ở đâu đó vẫn hiện diện một bộ phận thanh niên chạy theo những giá trị vật chất hào nhoáng, mất đi khát vọng, ý chí để tạo ra giá trị thực sự thì câu chuyện “Sống là cho và chết cũng là cho”, sống tận hiến “trách nhiệm với chính mình, gia đình, xã hội; cống hiến hết mình vì đất nước” lại càng được đặt ra, cấp thiết hơn bao giờ hết, nhất là khi đất nước đang mang trên mình những khát vọng phát triển lớn lao mang tầm thời đại.

Ngày 10/4/2022, trong lúc tắm biển tại bãi tắm xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đại úy Thái Ngô Hiếu, sinh năm 1989, cán bộ Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Đồng Nai, nghe có người dân kêu cứu và phát hiện nhóm thanh niên bị đuối nước tập thể tại khu vực nước rất sâu, chảy xiết và sóng biển lớn.

Ngay lập tức, anh Hiếu đã nhanh chóng bơi ra khu vực nạn nhân bị nạn, chiến đấu với cơn sóng lớn để cứu người, trực tiếp đưa được 4 người vào bờ và thực hiện sơ cứu tại chỗ, cứu sống 4 nạn nhân. Nói về hành động của mình, anh Hiếu cho rằng đó là sự việc rất “bình thường”, bởi đó là một phần công việc, là nhiệm vụ hằng ngày của anh. Bên cạnh đó là lương tâm con người, khi thấy người bị nạn phải ra tay cứu giúp.

Với cương vị là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, anh Nguyễn Phan Bảo Thụy đã kết nối, phụ trách nhiều chương trình hỗ trợ các sinh viên, du học sinh tại Pháp và tình nguyện vì cộng đồng. Anh Thụy đã đàm phán với ngân hàng Société Générale (Pháp) để sinh viên Việt Nam được hưởng thêm nhiều các ưu đãi khi mở tài khoản ngân hàng; kết nối với các doanh nghiệp lớn của Pháp, Việt Nam để hỗ trợ các sinh viên, du học sinh tham gia vào thị trường lao động cả hai nước; tổ chức chiến dịch quyên góp “10.000 liều vắc xin phòng COVID-19 cho Việt Nam”, quyên góp ủng hộ nguồn lực ngoài nước hỗ trợ đồng bào lũ lụt miền Trung, nạn nhân chất độc da cam… Anh cũng đồng hành cùng Hội người Việt Nam tại Pháp tổng hợp được 9.000 chữ ký vào bản Kiến nghị Biển Đông yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật biển quốc tế…

thanh nien viet thoi dai moi phai nhan len khat vong cong hien hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tới dự Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 sáng ngày 22/3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp Nguyễn Phan Bảo Thụy, Đại úy Thái Ngô Hiếu chỉ là hai trong số 20 gương mặt được vinh danh “Thanh niên sống đẹp” năm 2022. Còn đó, rất, rất nhiều những tấm gương thanh niên đã, đang biết chọn cho mình lẽ sống đẹp, sống cống hiến, nhân ái, vì cái tôi chung… như Nguyễn Ngọc Ánh (Người sáng lập cộng đồng Xanh Việt Nam), thú nhận “bản thân có một khát vọng cống hiến mãnh liệt. Vì mình còn trẻ và đây là lúc mà mình có thể cho đi nhiều nhất, nên cứ khoác lên mình màu áo thanh niên để được đi và cho đi. Chỉ có vậy mới giúp cuộc sống của tôi có ý nghĩa và giá trị hơn. Là thanh niên Việt Nam, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm dựng xây đất nước từ những hành động nhỏ bé nhất”, Alăng Brắc, chàng trai người Cơ Tu sáng tạo nội dung số tích cực trên mạng xã hội, người cho rằng “lẽ sống của tôi chính là sống hết mình, cho đi thật nhiều, giúp đỡ người khác và nghĩ lớn, mơ lớn”

Nhưng, cũng thật đáng tiếc, bên cạnh rất nhiều những người trẻ sống tận hiến ấy, đâu đó, vẫn còn hiện diện một bộ phận thanh niên ứng xử vô cảm, thờ ơ, lạnh lùng, bàng quan trước cuộc sống, lợi ích của cộng đồng, nhất là trước những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, bất hạnh, trước những hành vi độc ác, xấu xa…, một bộ phận người trẻ sống thiếu trách nhiệm, đua đòi theo lối sống thực dụng, gấp gáp, nặng về hưởng thụ, lười lao động,… Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội, bên cạnh nhiều mặt tích cực lại đang khiến một bộ phận giới trẻ rơi vào lối sống “ảo”, suy nghĩ lệch lạc và mất phương hướng.

“Trẻ em bây giờ sẵn sàng vô cảm trước nỗi đau của ba mẹ mình. Nguyên nhân cũng có thể từ môi trường mạng xã hội, đó là không gian truyền thông công cộng, những thông tin trên đó đều không được kiểm chứng và không ít rác rưởi. Tâm hồn các em bị nhiễm độc khi hàng ngày, hàng giờ vào môi trường đó, lâu dần thành quen. Gieo thói quen hình thành tính cách, gieo tính cách sẽ ra định hình đường đời một con người”, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ. Có người đã chua chát gọi hiện tượng đó là một dạng “ung thư của tâm hồn” giết chết dần sự tử tế, nhân văn, tâm hồn sẻ chia, tính hướng thiện, khát khao cống hiến trong mỗi người trẻ…

Thực trạng đáng buồn đó, có lẽ cũng là một trong những lý do, người đứng đầu Chính phủ, vào đúng dịp Tháng Thanh niên, kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2023) đã có cuộc đối thoại với thanh niên 63 tỉnh, thành. Trong cuộc đối thoại này, một trong những điều Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đó là tinh thần tiên phong, tinh thần sống, khát vọng cống hiến.

Thủ tướng bày tỏ mong muốn thanh niên hiện nay phải có lý tưởng; có khát vọng sống vươn lên mọi lúc mọi nơi; có bản lĩnh vững vàng trong mọi hoàn cảnh; sáng tạo mạnh mẽ trong thời đại 4.0, trách nhiệm với chính mình, gia đình, xã hội; cống hiến hết mình vì đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Rõ ràng, điều cấp thiết nhất lúc này là làm thế nào để khơi dậy, nhân lên khát vọng cống hiến, tinh thần sống có lý tưởng, sống có trách nhiệm trong thanh niên. Xung quanh câu chuyện này, ông Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn cho biết, Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã phát động đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong thanh niên cả nước với chủ đề “Khát vọng cống hiến, lẽ sống thanh niên”. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đợt sinh hoạt nêu trên, tại một số diễn đàn, các bạn trẻ đã đặt vấn đề về những khái niệm khoa học, tiêu chí của khát vọng và lẽ sống nào là phù hợp với thanh niên hiện nay hay làm thế nào để xác định môi trường thúc đẩy, ươm mầm khát vọng.

Trước những câu hỏi này, GS. TS Hoàng Chí Bảo - nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận T.Ư, chuyên gia cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, điều quan trọng là cần tìm cơ chế, động lực, giải pháp, chính sách để nuôi dưỡng, phát huy khát vọng và từ khát vọng trở thành động lực hành động, cống hiến trong mỗi bạn trẻ.

Theo GS. Hoàng Chí Bảo, để thanh niên có khát vọng cống hiến, cần có 5 điều kiện. Trước hết phải có lý tưởng sống đẹp, sống đúng, lý tưởng đẹp sẽ chi phối, dẫn dắt mọi hành động của chúng ta. Và lý tưởng đó phải nằm trong hệ giá trị phát triển của đất nước, là độc lập, phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc. Thứ hai, phải có tình cảm cách mạng trong sáng, kèm theo đó là niềm tin.

“Niềm tin cực kỳ quan trọng; mất niềm tin là mất tất cả. Niềm tin của thanh niên là niềm tin với chế độ, với Đảng, nhân dân và sự đi lên của dân tộc. Và niềm tin phải đến từ sự giác ngộ lý tưởng cách mạng và có cơ sở khoa học”, GS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.

Thứ ba, phải có trí tuệ khoa học. Theo GS TS Hoàng Chí Bảo, học vấn càng cao, phông kiến thức cao bao nhiêu càng có cơ sở, nền tảng để bạn trẻ hành động, cống hiến cho quê hương, đất nước. Thứ tư, phải có tư duy sáng tạo và đổi mới để hiện đại hóa đất nước và trước hết là hiện đại hóa cuộc sống của thanh niên. Bên cạnh tư duy sáng tạo nhất thiết phải có đạo đức trong sáng, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Thứ năm, phải sẵn sàng tư thế một công dân toàn cầu trong quá trình giao tiếp, hội nhập với bạn bè quốc tế.

Rất nhiều câu hỏi xung quanh câu chuyện “sống cống hiến - sống có lý tưởng” đã đang được đặt ra và cần có câu trả lời. Và ý kiến của GS. TS Hoàng Chí Bảo hoàn toàn có thể là một sự gợi mở đáng giá để không chỉ trong chiến tranh, mà ngay cả trong thời bình, trong những năm tháng xây dựng đất nước phồn vinh hôm nay, vẫn hiện diện mạnh mẽ lớp thanh niên, nhận diện rất rõ: Sống là cho và chết cũng là cho - như lời thơ Tố Hữu năm nào.

Nguyễn Hà

Bình Luận

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn