Thanh tra các dự án cổ phần hóa, thoái vốn tại Bộ Công Thương: Muộn nhưng cần thiết

Thứ hai, 11/06/2018 10:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn) thuộc Bộ Công thương. Theo Quyết định số 379/QĐ-TTCP, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương, thời gian thanh tra 70 ngày làm việc thực tế, thời kỳ thanh tra từ 2011 - 2017.

Trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế (2011-2015) đã có 508 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, đạt 96,5% kế hoạch. Đây là một kết quả không tồi. Tuy nhiên, chỉ có 8% số vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân, nên dù kế hoạch cổ phần hóa đạt thành tích rất cao nhưng mục đích thật sự của cổ phần hóa là phân bổ lại nguồn lực lại không đạt được. Doanh nghiệp cổ phần hóa thực chất vẫn là doanh nghiệp nhà nước, cơ chế hoạt động tranh tối tranh sáng, tài sản bị thất thoát, sử dụng kém hiệu quả. Các chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đứng ngoài cơ cấu quản lý doanh nghiệp cổ phần hóa. 

Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu, tuy nhiên, DNNN vẫn chưa đảm đương được vai trò cũng như vị trí được kỳ vọng, chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ, tình trạng thua lỗ, thất thoát vẫn chưa được ngăn chặn... Vậy đâu là vấn đề cần tiếp tục làm để việc cổ phần hóa đi vào thực chất hơn. Có một nghịch lý trong tiếp cận tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đó là cổ phần hóa không phải tư nhân hóa. Nhà nước một mặt muốn bán được hàng, được giá nhưng lại cố gắng hạn chế bán, hạn chế mua; muốn nguồn lực quốc gia được sử dụng hiệu quả nhưng cố gắng chuyển vốn cho các chủ thể biết cách sử dụng hiệu quả ít và chậm. 

Từ đó, cần phải thay đổi tư duy theo hướng thị trường, và có những giải pháp đột phá trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tình hình cổ phần hóa từ năm 2016 đến nay diễn ra chậm, chất lượng chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện. Việc bán cổ phần nhà nước tiếp tục gặp khó khăn. Nguyên nhân chính được chỉ ra là chính sách bán cổ phần chưa thay đổi, rất nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn nên không thu hút được cổ đông bên ngoài và tái cơ cấu sở hữu. 

Báo Công luận
Ảnh minh hoạ - nguồn internet 

Giai đoạn 2011 - 2015, cả nước phá sản được 8 DNNN thua lỗ thì từ năm 2016 đến nay chỉ phá sản được 1 doanh nghiệp. Số lượng này quá ít so với toàn bộ DNNN thua lỗ, cần phải phá sản. Theo TS. Trịnh Đức Chiều, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nguyên nhân của việc chậm cổ phần hóa là do đối tượng sắp xếp, cổ phần hóa trong giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý. Mặt khác, việc thực hiện cổ phần hóa, cơ cấu lại và thoái vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần nhiều thời gian để chuẩn bị. Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Công thương phải cổ phần hóa 10 doanh nghiệp trực thuộc, năm 2017, Bộ cũng đã cổ phần hóa thành công một số doanh nghiệp lớn như Sabeco, PVOil... Theo Bộ Công Thương, từ năm 2016 đến nay đơn vị này đã cổ phần hóa và thoái vốn 17 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có 6 Tập đoàn, Tổng công ty. 

Tháng 1/2018, Bộ Công Thương đã cổ phần hóa thành công 3 đơn vị là Tổng Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Điện lực Dầu khí, Tổng công ty Dầu Việt Nam (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Trong năm 2018, Bộ Công Thương sẽ tập trung thoái vốn khỏi các doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp (VEAM). Trong đó, thương vụ đấu giá Sabeco thành công vượt mọi kỳ vọng khi Công ty Vietnam Beverage do ThaiBev đứng sau đã trở thành cổ đông lớn nhất của Sabeco với giá trúng thầu bình quân là 320.000 đồng, các nhà đầu tư đã phải trả tổng cộng 110.0000 tỷ đồng, tương đương với 4,9 tỷ USD. 

Riêng với Habeco, trong năm 2018, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung đàm phán, xử lý các vướng vấn đề tồn tại trong hợp đồng với Carberg, làm cơ sở cổ phần hóa tại Habeco. Sang giai đoạn 2017-2020, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch cả nước phải cổ phần hóa được 127 doanh nghiệp, trong đó năm 2017 là 44 doanh nghiệp, năm 2018 là 64 doanh nghiệp, năm 2019 là 18 doanh nghiệp và năm 2020 là 1 doanh nghiệp. Theo kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt, giai đoạn 2017 - 2020 sẽ có 406 doanh nghiệp nhà nước phải thoái vốn, tổng số vốn dự kiến thoái theo mệnh giá là khoảng 65.000 tỷ đồng. 

Đợt thanh tra lần này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đề nghị, đối tượng thanh tra phải thực hiện các yêu cầu về việc cung cấp tài liệu, hồ sơ kịp thời, đầy đủ cho đoàn thanh tra, Bộ Công thương cũng như các đơn vị có liên quan phân công đầu mối bố trí thời gian, sắp xếp lịch làm việc với đoàn, tạo mọi điều kiện để đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất. Đối với đoàn thanh tra, Phó Tổng Thanh tra yêu cầu, các thành viên đoàn, Tổ giám sát cần hoạt động đúng quy định, quy chế cũng như các quy định khác của pháp luật về thanh tra, không kéo dài thời gian và hạn chế tối đa việc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị được thanh tra./.

Cẩm Tú

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp