Thế giới ghi nhận số ca mắc và ca tử vong vì COVID-19 trong tuần qua tăng trở lại

Thứ hai, 01/11/2021 06:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Số ca mắc COVID-19 trong tuần qua trên toàn cầu tăng 3%, từ mức hơn 2,8 triệu ca lên 2,9 triệu ca, trong khi số ca tử vong tăng 6%, từ mức hơn 46.000 ca lên hơn 49.000 ca so với tuần trước đó.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang mạng worldometer.info, tính đến 6 giờ ngày 1/11 (giờ Việt Nam), trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 315.000 ca mắc COVID-19 và trên 4.200 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 247,4 triệu ca, trong đó trên 5,01 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (40.993 ca), Anh (38.009 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (23.948 ca). Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.158 ca), Romania (394 ca) và Ukraine (336 ca).

Như vậy, Nga tiếp tục đứng đầu thế giới về cả số ca mắc và tử vong mới vì COVID-19. Số ca mắc mới ở Nga nói trên cũng là mức cao kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát ở nước này. Nga đang đứng thứ 5 thế giới xét về tổng ca mắc với trên 8,5 triệu ca và tổng ca tử vong trên 238.000 ca.

the gioi ghi nhan so ca mac va ca tu vong vi covid 19 trong tuan qua tang tro lai hinh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AFP

Đại dịch COVID-19 còn kéo dài và các nước cần nghiên cứu sâu hơn về khẩu trang và khẩu trang y tế có thể tái sử dụng, cũng như các loại vaccine thế hệ tiếp theo và các phương pháp chẩn đoán, điều trị để kiểm soát đại dịch về lâu dài.

Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra nhận định này trên cơ sở phân tích tình hình hiện tại và các mô hình dự báo. Diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới tuần qua đang chứng minh đánh giá của WHO rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc.

Tuần qua ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 toàn cầu vượt con số 5 triệu. Giới chuyên gia nhận định làn sóng dịch COVID-19 thứ tư đang bùng phát tại châu Âu, trong khi một số nước châu Á cảnh giác trước việc số ca nhiễm tăng cao và sự xuất hiện của một dạng biến thể Delta plus.

Điểm đáng lưu ý trong 7 ngày qua là số ca mắc và tử vong đều tăng trở lại. Số ca mắc đã tăng 3% so với tuần trước đó, từ mức hơn 2,8 triệu ca lên 2,9 triệu ca, trong khi số ca tử vong tăng 6%, từ mức hơn 46.000 ca lên hơn 49.000 ca. Châu Âu đã thực sự bước vào "mùa Đông dịch bệnh" khi số ca nhiễm và tử vong tăng lần lượt 16% và 18%.

Chỉ trong 1 tuần, số ca mắc mới ở Cộng hòa Séc tăng tới 102%, Hungary tăng 92%, Đan Mạch, Bỉ và Ba Lan trên 70%. Trong khi Anh và Nga vẫn là hai nước có số ca mắc mới cao nhất khu vực, thì tại Đức, tỷ lệ mắc COVID-19 và tỷ lệ nhập viện trên 100.000 người liên tục tăng.

Không chỉ châu Âu, diễn biến dịch ở một số nước châu Á trong tuần qua cũng gây lo ngại. Tình hình tại Trung Quốc có phần “nóng” trở lại khi số ca nhiễm tăng 119%, từ mức 144 ca trong tuần trước lên 316 ca trong tuần này, khiến nước này phải quyết định tái phong tỏa 3 thành phố. Riêng thành phố Bắc Kinh đã yêu cầu người dân hoãn tổ chức đám cưới và tổ chức tang lễ ngắn gọn.

Cho đến nay, dịch bệnh đã bùng phát ở ít nhất 14 tỉnh của Trung Quốc và hàng triệu người đã được xét nghiệm trong tuần qua. Theo người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Mễ Phong, tình hình phức tạp và dịch bệnh vẫn tiến triển nhanh, trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Thế vận hội mùa Đông vào tháng 2/2022.

Các chuyên gia khẳng định ngoài việc dịch bệnh do virus thường bùng phát mạnh vào mùa Đông, sự xuất hiện của các biến thể mới là yếu tố khiến dịch COVID-19 chưa thể chấm dứt. WHO đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ AY.4.2 - một biến thể phụ của chủng Delta, nhằm đánh giá liệu mức độ lây nhiễm của biến thể này có cao hơn so với chủng ban đầu hay không. So với Delta, biến thể phụ AY.4.2 có thêm 3 đột biến, trong đó có 2 đột biến ở protein gai, phần virus bám vào tế bào của người.

Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học của WHO cho rằng thế giới cần xác định tầm nhìn dài hạn để sống chung an toàn với COVID-19, để có thể kiểm soát đại dịch về lâu dài. Do đó, các quốc gia cần sửa đổi các kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.

WHO khẳng định việc sử dụng khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay và cải thiện hệ thống thông gió của các không gian trong nhà vẫn là chìa khóa để giảm lây truyền virus SARS CoV-2, bên cạnh việc tiếp tục tiêm vaccine. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tình trạng bất bình đẳng về vaccine giữa các khu vực không chỉ khiến dịch bệnh kéo dài mà còn ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế. 

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn có tiết canh

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn có tiết canh

(CLO) Chiều 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình (thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Bình) có thông tin ban đầu về vụ việc nhiều người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình).

Sức khỏe
Bộ Y tế đang lấy ý kiến tiêu chí xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

Bộ Y tế đang lấy ý kiến tiêu chí xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

(CLO) Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông được xét tặng một lần cho đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định và không xét truy tặng.

Sức khỏe
Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng kỹ thuật thay khớp gối không cắt gân cơ, có thể vận động sau 1 ngày

Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng kỹ thuật thay khớp gối không cắt gân cơ, có thể vận động sau 1 ngày

(CLO) BVĐK Hồng Ngọc ứng dụng kỹ thuật thay khớp gối gióng trục động học không cắt gân cơ độc quyền của Giáo sư Nhật vào phẫu thuật thay khớp, mở ra cơ hội cho nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn 4, đi lại khó khăn, biến dạng lệch trục, vẹo khớp…

Sức khỏe
Diễn biến mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai

Diễn biến mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai

(CLO) Hiện tại có 120 bệnh nhân được điều trị ngoại viện, 399 ca đang điều trị tại các bệnh viện và 2 bệnh nhi chuyển biến nặng phải chuyển lên tuyến trên.

Sức khỏe
Thai phụ 32 tuổi mất con ở tuần 40 vì biến chứng tiểu đường

Thai phụ 32 tuổi mất con ở tuần 40 vì biến chứng tiểu đường

(CLO) Thai phụ này trong quá trình mang thai rất nhiều yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu bị đái tháo đường nhưng chủ quan đã không tham khám và điều trị đúng cách dẫn đến thai lưu.

Sức khỏe