Thế kỷ 21 không thuộc về Trung Quốc hay Mỹ, nó thuộc về những “đám mây”!

Thứ sáu, 17/12/2021 13:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thế kỷ 21 sẽ không thuộc về Trung Quốc hoặc Mỹ hay cả các công ty công nghệ như cách hiểu truyền thống. Nó sẽ thuộc về những “đám mây” trên internet!

Điều này đúng vì nhiều lý do, song có lẽ quan trọng nhất là sự gia tăng của các giá trị phi tập trung như Bitcoin và Ethereum, vốn không được kiểm soát bởi các quốc gia hay công ty. Thậm chí, thách thức của công nghệ đối với địa chính trị truyền thống còn đã vượt ra ngoài các giao thức tiền điện tử. Nó đã bắt đầu quay lại định hình lại thế giới vật chất. Dưới đây là những cách mà chúng ta đang chuyển đổi từ thời đại địa chính trị sang một thời đại chính trị - kỹ thuật.

the ky 21 khong thuoc ve trung quoc hay my no thuoc ve nhung dam may hinh 1

Bitcoin hay USD đang khiến nhiều nhà đầu tư phải băn khoăn! Ảnh AFP.

Không gian mạng đã bằng với địa lý

Địa chính trị truyền thống liên quan đến vị trí vĩnh cửu của các cường quốc. Nga và Nhật Bản có thể có những hệ tư tưởng khác nhau theo thời gian, nhưng vị trí địa lý của họ vẫn không đổi.

Tuy nhiên, internet đang thêm một khía cạnh mới cho điều này. Nó không chỉ đơn thuần là một lớp dữ liệu thụ động, mà đã trở thành một loại địa lý mới, có thể so sánh về phạm vi với thế giới vật chất. Hãy nghĩ về nó như Atlantis kỹ thuật số - một đại lục mới lơ lửng trong đám mây, nơi các thế lực cũ cạnh tranh và các thế lực mới xuất hiện. Trong lục địa đám mây này, khoảng cách giữa hai người không phải là thời gian di chuyển, mà là mức độ tách biệt trong mạng xã hội của họ.

Điều này có nghĩa rằng 2 người đứng cạnh nhau không có nghĩa “gần gũi” hơn 2 người cách xa nhau nửa vòng trái đất. Bất kỳ ai cũng có thể đặt mình gần bất kỳ ai khác bằng cách theo dõi họ trên mạng xã hội hoặc tránh xa người khác bằng cách… khóa tài khoản của họ, không cần vé máy bay và cũng chẳng cần đi đâu.

Bất kỳ thực thể trôi nổi nào trong lục địa đám mây cũng có thể tương tác với bất kỳ thực thể nào khác, chỉ bằng một vài thao tác kỹ thuật số đơn giản, cho bất kỳ mục đích nào, mà chẳng cần có sự gần gũi từ trước.

Mọi công dân của thế giới cũ, với điều kiện họ có quyền truy cập Internet, có thể trở thành công dân của thế giới mới, như hàng tỷ người vẫn đang làm - không cần nhập cư thực tế. Và việc mã hóa cho phép người dùng bảo vệ tài sản kỹ thuật số của họ mà không cần sử dụng vũ khí truyền thống nào, như dao kiếm hay bom đạn.

Như vậy, khoảng cách mạng hiện ngang bằng với địa lý - vật lý. Bởi mọi vấn đề của thế giới cũ đều đang được suy ngược trở lại về thế giới mới trên đám mây.

Tiền tệ vs tiền kỹ thuật số

Hãy nghĩ về những gì đã từng xảy ra với báo chí: Đầu tiên, tất cả đều lên mạng. Sau đó, tìm kiếm Google. Và cuối cùng, các tờ báo phát hiện ra không cần thiết mang xe tải chở các tờ báo đi khắp nơi nữa.

Một số phận tương tự sẽ đến với các đồng tiền quốc gia. Hiện tại, tiền tệ quốc gia đang cạnh tranh với tiền điện tử bởi vì các cá nhân và tổ chức đều đã nắm giữ ví điện tử chứa đầy các tài sản khác nhau và có thể được giao dịch với nhau. Mọi tài sản sẽ được giao dịch với mọi tài sản khác trong một ma trận khổng lồ.

Chúng ta sắp bước vào thời đại cạnh tranh tiền tệ toàn cầu, nơi các đồng tiền quốc gia phải có vị trí trong ví của ai đó, ngay cả giữa các công dân của quốc gia họ, nếu không những đồng tiền đó có thể giống số phận của... các tờ báo in.

Hãy tưởng tượng, phiên bản kỹ thuật số của đồng yên Nhật Bản sẽ lao vào cuộc cạnh tranh trực tiếp toàn cầu với đồng franc Thụy Sĩ, đồng real Brazil và bất kỳ tài sản nào, bao gồm cả đồng Bitcoin. Mọi người đều trở thành nhà giao dịch ngoại hối, mọi lúc và chỉ những loại tiền tệ quốc gia tốt nhất mới được sử dụng.

Chính phủ từ xa và công dân toàn cầu

Tất nhiên, những cư dân trên đám mây công nghệ kỹ thuật số vẫn cần sống ở đâu đó, nên cuối cùng một nhà nước cũng có quyền kiểm soát họ. Nhưng trong một thị trường cạnh tranh pháp lý, không có chính phủ đơn lẻ nào có nhiều quyền hạn như mọi người nghĩ.

Estonia, New Zealand, Singapore, Đài Loan, Bồ Đào Nha, UAE và Chile đều đang cạnh tranh để có được những tài năng mới thông qua “thị thực du mục” và các chương trình tương tự khác. Thức tế, nhiều khía cạnh của cuộc sống đã “định cư” hẳn ở trên những “đám mây”, như gửi thư, thương mại và thậm chí cả giáo dục.

Miễn là mọi người có đủ khả năng hoặc được phép rời đi, họ có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết cho một quốc gia hiếu khách hơn. Chỉ cần hỏi 9 triệu người Mỹ đang sống rải rác trên toàn cầu, một con số đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, thì biết. “Cuộc đại di cư” đang diễn ra!

the ky 21 khong thuoc ve trung quoc hay my no thuoc ve nhung dam may hinh 2

Thế giới công nghệ kỹ thuật số đang định hình trật tự thế giới. Ảnh: AP

Thế giới không thuộc về ai

Sau ba thập kỷ đánh bom, trừng phạt và giám sát, Mỹ không còn có thể tuyên bố là trọng tài công bằng cho một trật tự quốc tế. Rõ ràng, bất kỳ quy tắc nào cũng không được áp dụng cho chính nó, tức không thể vừa đá bóng vừa thổi còi. Tất nhiên, Trung Quốc cũng không thể tuyên bố là người bảo vệ trật tự thế giới trên các quy tắc do chính họ đưa ra.

Đối với điều này, ít nhất là trong lĩnh vực thương mại, trật tự thế giới ngày càng chuyển sang cái mà gọi là “quy tắc mã hóa”. Cho dù Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa, Trung Quốc hay Mỹ, thì Bitcoin hay Ethereum đều giống nhau và được đối xử như nhau. Sở hữu trí tuệ đã được mã hóa, sẽ mang lại sự minh bạch.

Chúng ta từng nghĩ về sách, âm nhạc và phim ảnh là khác nhau. Sau đó, tất cả chúng đều có thể gói chung lại để gửi qua internet. Tương tự, ngày nay chúng ta nghĩ về cổ phiếu, trái phiếu, vàng, các khoản vay và nghệ thuật là khác nhau. Nhưng tất cả chúng cũng bắt đầu đang được biểu thị dưới một dạng kỹ thuật số.

Thành phố Bitcoin của El Salvador, các dự án như MiamiCoin và NYCCoin là những mảnh ghép ban đầu của tương lai này. Tại El Salvador, Tổng thống Nayib Bukele đã đưa đất nước của mình lên bản đồ bằng cách biến Bitcoin trở thành tiền tệ quốc gia và đang thu hút đầu tư toàn cầu cho một đặc khu kinh tế mà ông gọi là “thành phố Bitcoin”.

Thị trưởng Miami, Francis Suarez và Thị trưởng New York, Eric Adams, đã chấp nhận khái niệm City Coins, mang đến cho công dân của họ một loại tiền kỹ thuật số. Trong trường hợp này, các thành phố và tiểu bang đang kết hợp với các mạng lưới tiền điện tử để cung cấp cho công dân của họ các dịch vụ mới.

Khoảng 75% dân số thế giới, hơn 60% GDP toàn cầu và khoảng 50% tổng số tỷ phú không phải là người Trung Quốc hay người Mỹ. Hai siêu cường này có thể đối đầu với nhau, nhưng không rõ liệu phần còn lại của thế giới có muốn liên kết với bên nào hay không.

Thật vậy, với sự gia tăng của các giao thức phi tập trung, có thể dự đoán rằng nhiều nước trung lập có thể quyết định sử dụng Bitcoin, Ethereum và các chuỗi giá trị khác cho các kênh giao dịch tài chính của mình

Nghĩa là, ngoài việc xây dựng hệ sinh thái dữ liệu và ứng dụng cho các giao dịch trong nước, các quốc gia có thể sử dụng các giao thức phi trung lập cho các giao dịch và liên lạc quốc tế. Điều này mang lại cho mọi quốc gia một sự lựa chọn: thay vì bị buộc phải đứng về phía nào trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”, họ có thể tập hợp xung quanh các các giao thức như Web3 để tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới.

Các dấu hiệu ban đầu của điều này đã có thể nhìn thấy khi các quốc gia châu Mỹ đang sử dụng Bitcoin. Và cũng không phải ngẫu nhiên, các giao thức như vậy đang được đầu tư bởi hàng triệu công dân Mỹ và Trung Quốc.

Hoàng Hải

Tags:

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế