Thêm “lửa” cho sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao

Thứ năm, 22/11/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nói đến Tây Bắc là người ta nghĩ ngay đến một miền đồi núi điệp trùng, đầy gian khó. Nhưng ngày ngày trên những rẻo núi cao, thung sâu ấy, vẫn có một đội ngũ thầy, cô giáo miệt mài gắn bó với công việc “gieo chữ”, góp phần ươm những mầm xanh cho đất nước. Đó là câu chuyện được nhóm tác giả báo Quân đội nhân dân (Nam Thắng – Đông Hà – Duy Văn) thể hiện qua tác phẩm “Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc”.

Tác phẩm vừa đoạt giải A giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2018. Báo NB&CL đã có cuộc trò chuyện cùng các tác giả xung quanh tác phẩm này.

“Chiến sĩ văn hóa” đem ánh sáng tri thức tới vùng cao

+ Tác phẩm đã cho người đọc thấy được những hy sinh thầm lặng, tấm lòng cao cả của thầy, cô giáo ở một trong những miền xa xôi, gian khổ nhất nước ta. Nhóm tác giả có thể chia sẻ về ý tưởng thực hiện tác phẩm này?

- Sự nghiệp giáo dục được Đảng ta xác định là quốc sách. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, cho nguồn nhân lực chất lượng cao và để phát triển bền vững đất nước. Mục tiêu đổi mới toàn diện nền giáo dục rất tốt đẹp và thời sự. Tuy nhiên, còn nhiều những khó khăn, thậm chí là cản trở mục tiêu ấy. Để giải quyết vấn đề cần sự thấu hiểu, thông cảm, sẻ chia của toàn xã hội. Chính vì lẽ đó chúng tôi tổ chức vệt bài này. 

Khi bắt tay viết tác phẩm này, chúng tôi đã được sự nhất trí cao, và sự ủng hộ nhiệt tình của Ban biên tập báo Quân đội nhân dân, đây cũng thể hiện một sự tin tưởng vào đội ngũ phóng viên của Phòng Văn hóa - Thể thao của báo. Sở dĩ tôi nói như vậy là bởi vì mảng giáo dục là mảng mới của phòng Biên tập Văn hóa thể thao. Chúng tôi cũng mới chỉ nhận trách nhiệm tuyên truyền về mảng giáo dục từ năm 2016. Bù lại, anh chị em phóng viên trong phòng luôn ưu tiên mọi mặt để vấn đề trọng yếu này được đề cập một cách thường xuyên, đặc biệt, trang 5, báo ra ngày thứ 2 có chuyên mục “Góc nhìn giáo dục” để đưa đến bạn đọc một góc nhìn có chiều sâu, góp phần cổ vũ (hoặc góp ý) cho ngành giáo dục.

Khi thực hiện tác phẩm, đoàn công tác của chúng tôi có 5 người. Sở dĩ đi nhiều vậy là bởi chúng tôi có tham vọng chia lẻ đội hình để đến với nhiều điểm trường hơn. Mục đích chính của chuyến công tác này là ghi nhận thực tế đời sống giáo viên vùng cao, ngoài ra còn nhằm khảo sát những điểm trường khó khăn nhất để phối hợp với các nhà tài trợ xây tặng lớp học, tặng áo quần, sách vở cho học sinh. Việc này thực tế nhiều năm qua Báo Quân đội nhân dân đã làm và làm có hiệu quả. Chứng kiến thực tế cùng với tình cảm của các thầy, cô giáo nơi những điểm trường heo hút càng giúp chúng tôi có thêm động lực trên hành trình tới thăm giáo viên vùng cao.

Báo Công luận
 Cô và trò trường Chiềng Hoa A (Mường La, Sơn La). Ảnh: Đông Hà
+ Với người làm báo, đằng sau những tác phẩm ấy, còn là những nhọc nhằn của chặng đường nghề nghiệp để tìm đến từng nhân vật, từng số phận. Có câu chuyện nào trong chuyến tác nghiệp đáng nhớ ấy khiến các anh không thể nào quên?

 

- Khi trực tiếp đi viết bài tại các trường, điểm trường thuộc vùng sâu vùng xa, chúng tôi khám phá ra nhiều sự kiện bất ngờ. Đó là giáo viên vùng cao không “giàu có” vật chất như đồng nghiệp dưới xuôi hằng nghĩ. Đã đành họ có 5 năm hưởng đồng lương thu hút vùng cao. Nhưng lương khởi điểm thấp cùng với sự xa xôi cách trở núi sông, đồng lương ấy cũng phải “khéo co” lắm lắm.

Rồi câu chuyện của những ông bố, bà mẹ lặn lội đưa con là giáo viên mới ra trường lên vùng cao là phổ biến. Những người thầy,  người cô còn rất trẻ, nhiều người trước khi trở thành giáo viên vùng cao chưa từng bước ra khỏi tỉnh nhà. Cách đây chừng 10 năm, đường sá khó khăn, núi ngăn, sông chắn, cuộc sống vùng cao còn nhiều lạc hậu, không ít bậc phụ huynh than rằng đưa con lên đây biết bao giờ mới gặp. Nhưng giáo viên trẻ có cái hay là thích thử thách, khám phá. Phần lớn trong số họ đều đã vượt qua những khó khăn ban đầu, yên tâm công tác, trở thành những “nhân cốt văn hóa” của địa phương. Quá trình công tác, bằng sự đồng cảm, lòng yêu nghề, họ thực sự trở thành những “chiến sĩ văn hóa” đem ánh sáng tri thức tới vùng cao.

Có rất nhiều câu chuyện thầy, cô giáo miền xuôi lên “hòa mình” với vùng cao. Bắt đầu từ những bỡ ngỡ, lo lắng đến tình cảm trách nhiệm và rồi là tình yêu, họ đến với dân dựng lên nhiều mái ấm. Một cách rất tự nhiên, bản làng là quê hương thứ hai của họ. Xa rời quê hương, người thân, cha mẹ; vượt qua gian khó về vật chất, thiếu thốn đời sống tinh thần..., bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, họ đã vượt lên tất cả. Đó chính là những hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp giáo dục vùng cao. Quả thực phải đi, phải chứng kiến mới chia sẻ và đồng cảm thực sự với cuộc sống của họ. Chính họ đã cho những người cầm bút như chúng tôi hiểu hơn nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống bộn bề này.

Phản ánh toàn diện được đời sống của ngành giáo dục

+ Có rất nhiều câu chuyện về các thầy, cô giáo miền xuôi “cõng chữ” lên vùng cao, sự cống hiến của họ với sự nghiệp “trồng người” đã được những người cầm bút khai thác rất nhiều. Theo các nhà báo thì điều gì khiến tác phẩm này đoạt giải A mà còn là giải A đặc biệt xuất sắc năm nay?

- Chúng tôi mạo muội cho rằng, các tác phẩm đoạt giải A lần thứ Nhất này đều hay, có nhiều hình ảnh, thước phim chân tình, xúc động nhưng có lẽ tác phẩm “Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc” đã phản ánh toàn diện được đời sống của ngành giáo dục. Trong đó những câu chuyện rất “đời” như đồng lương, nhà ở; về những khó khăn từ gia đình hay xã hội; sự tác động của tâm lý xã hội cũng như những chính sách chưa phù hợp đối với giáo viên vùng sâu vùng xa. Tôi lấy đơn cử như việc chủ trương xóa bỏ những điểm trường, gom học sinh về trung tâm các cộng đồng dân cư là một sáng kiến của Sở GDĐT tỉnh Lai Châu… Tất cả đã được phản ánh khá toàn diện phần nào giúp Bộ GD&ĐT xây dựng những cơ chế đặc thù phù hợp.

Một tình tiết không nhỏ nữa là khi xây dựng kế hoạch, chúng tôi dự định sẽ đăng loạt bài viết này vào trang 5 chuyên đề Văn hóa - Giáo dục – Thể thao của báo, nhưng khi đọc xong 3 kỳ, Ban Biên tập rất tâm đắc nên quyết chuyển ngay loạt bài ra “mặt tiền”, ngay giữa trang Nhất. Bài viết vì thế càng thu hút được sự chú ý quan tâm của xã hội, bạn đọc...

Báo Công luận
Nhà báo Đỗ Nam Thắng – Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao và các phóng viên: Đông Hà- Duy Văn nhận Giải A
 
+ Những câu chuyện kể mang đầy hơi thở cuộc sống, thấy dấu ấn của những đôi chân không mỏi, của những chia sẻ mà người làm báo trách nhiệm dành cho các thầy cô giáo nơi đại ngàn Tây Bắc. Điều ấy phải chăng là một trong những “chìa khóa” tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm này?

 

- Đúng vậy! Khi chúng tôi tiếp xúc trực tiếp với những nhà giáo, “cảm” được những vất vả, khó khăn của họ chúng tôi đã dành nhiều tình cảm, sự sẻ chia, nỗi cảm thông. Bên cạnh đó chúng tôi cũng muốn làm rõ hơn, sâu sắc hơn những giá trị “nhân bản” của người giáo viên nhân dân. Họ, thật sự là những con người đáng kính phục. Về cơ bản, sự đánh giá cao của ban tổ chức chính là sự nhìn nhận khách quan tới đời sống, hoạt động nghề nghiệp của giáo viên vùng cao. Tôi cho rằng đây là một sự đánh giá chính xác! Và điều ấy, chúng tôi cũng tin chắc rằng, sẽ là động lực to lớn để những người thầy, người cô ấy tiếp tục có thêm “lửa” trong sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao.

+ Ngành giáo dục thời gian vừa qua có không ít những lùm xùm, điểm sáng trong ngành từ tác phẩm này đang lan tỏa một thông điệp tích cực, lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối... Quan điểm của  nhà báo như thế nào về điều này?

- Trong những năm qua, ngành giáo dục của chúng ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt công tác, nhất là trong việc cải tiến phương pháp dạy và học; chăm lo đời sống giáo viên... Bên cạnh đó, tinh thần vượt khó của nhiều cán bộ, giáo viên cũng là điều đáng khen ngợi. Chính họ, với lối sống đẹp, đã góp phần xóa tan đi những dư luận tiêu cực về nghề giáo. Cũng cần phải nói thêm rằng, giáo dục cũng như tất cả các ngành nghề khác trong xã hội khó tránh khỏi có những tồn tại, khuyết điểm, nhưng đó chỉ là số nhỏ, số ít... Một lần nữa chúng tôi khẳng định, sự nghiệp giáo dục nước nhà đã có những bước tiến đáng tự hào.

+ Vâng, xin cảm ơn các anh!

Hà Vân (Thực hiện)

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(NB&CL) Báo chí không chỉ đồng hành cùng công cuộc bảo vệ Tổ quốc, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, ngay trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo