Thị trường chứng khoán 11/6: Nhà đầu tư F0” hoang mang… vì thanh khoản

Thứ năm, 11/06/2020 23:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu như nhìn vào điểm số và thanh khoản như phiên hôm nay hẳn nhà đầu tư, nhất là những “nhà đầu tư F0” sẽ cảm thấy hoang mang…

Lực bán ồ ạt bung ra

Thị trường chứng khoán ngày 11/6 mở cửa vẫn khá tích cực và duy trì sắc xanh trong suốt phiên sáng. Đáng chú ý là nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng với nhiều mã tăng mạnh như DXG, HBC, KBC, SCR, NLG, LDG … và không ít cổ phiếu trong đó đã tăng kịch trần.

Theo BVSC, thị trường tiếp tục giảm điểm trong một vài phiên kế tiếp

Theo BVSC, thị trường tiếp tục giảm điểm trong một vài phiên kế tiếp

Tuy nhiên sang phiên chiều, VN-Index dường như đảo chiều quay ngoắt 180 khi lực bán ồ ạt bung ra, toàn thì trường chìm trong sắc đỏ. Lực bán được “nhồi” mạnh hơn ở phiên đóng cửa khi nhiều mã trụ lớn trong nhóm dẫn dắt bị bán về giá sàn tới “trắng bên mua” như BID, CTG, PNJ, MSN…

Bên cạnh đó các mã lớn khác cũng trong tình trạng giảm sàn như GAS, MWG, PLX, SSI… khiến đà giảm điểm lan tỏa trên hầu hết các  nhóm ngành. Đặc biệt có những mã đang từ trần về sàn và giảm rất sâu như LDG, DIC, HBC, DXG, HHS…

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 32,63 điểm (3,63%) xuống 867,37 điểm; HNX-Index giảm 3,83% xuống 116,06 điểm và UPCom-Index giảm 2,72% xuống 55,75 điểm. Thanh khoản thị trường tăng lên khá mạnh với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 10.500 tỷ đồng.

Sau khi tăng hơn 2 tháng, hôm nay thị trường mới chứng kiến pha giảm điểm khốc liệt như thế này, có lẽ phần nào ảnh hưởng tiêu cực từ việc chỉ số Dow Jones Future mất hơn 400 điểm. Cùng với đó là khi nhiều tài khoản đều ở trạng thái lãi lớn nên việc thực hiện chốt lời bằng mọi giá là điều hiển nhiên.

Nếu như nhìn vào điểm số và thanh khoản như phiên hôm nay hẳn nhà đầu tư, nhất là những “nhà đầu tư F0” sẽ cảm thấy hoang mang, chưa biết xử lý tình huống như thế nào, liệu đây có phải là phiên phân phối hay không?

Điểm tích cực phiên hôm nay đến từ khối ngoại khi họ vẫn mua ròng hơn 260 tỷ đồng. Càng giảm họ càng mua ròng mạnh, tập trung vào VHM, VCB và bộ đôi chứng chỉ quỹ FUESSVFL, FUEVFVND.

Lưu ý, tháng này là tháng chốt NAV quan trọng nửa đầu năm của tất cả các quỹ lớn, các cổ phiêu ngân hàng và Bluechips chiếm tỷ trọng lớn nhất nên sẽ được ưu tiên “đỡ” nhiều nhất, đặc biệt lực cầu đến từ khối ngoại.

Thị trường tiếp tục giảm điểm trong một vài phiên kế tiếp

Trước diễn biến phiên giao dịch hôm nay, CTCK Bảo Việt – BVSC đưa ra nhận định, chỉ số sau phiên hôm nay tạo thành nến “Marubozu” giảm. Bên cạnh đó, phiên này cũng đã xuyên thủng kênh dưới của kênh giá song song hình thành từ đầu tháng 4. Điều này báo hiệu khả năng thị trường đảo chiều từ tăng sang giảm điểm.

Tuy nhiên, dự báo này vẫn cần được xác nhận bởi một vài phiên giảm điểm kế tiếp. Nếu VN-Index tiếp tục xuyên qua đường MA20 thì có khả năng sẽ tiếp tục hướng xuống dải BB dưới tại vùng 820-830 điểm.

Về hệ thống chỉ báo kỹ thuật, chỉ báo MACD bắt đầu cắt xuống dưới đường tín hiệu, chỉ báo Stochastic Oscillator và Know Sure Thing (KST) cũng đang hướng xuống và nằm dưới đường tín hiệu cho thấy xu hướng có khả năng chuyển sang giảm điểm trong ngắn hạn.

Thị trường được dự báo có khả năng tiếp tục giảm điểm trong một vài phiên kế tiếp, nếu xuyên qua ngưỡng hỗ trợ 865-870 điểm thì có thể sẽ lùi về các vùng hỗ trợ sâu hơn tại vùng 820-830 điểm.

Ngọc An

Tin khác

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô