Chuyên gia “hiến kế” giảm lãi để “nắn dòng vốn” vào thị trường chứng khoán

Thứ bảy, 06/06/2020 13:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc giảm lãi suất tiền gửi so với mức 6-7%/năm như hiện nay có thể khuyến khích dòng vốn tìm đến nhiều kênh đầu tư khác, trong đó có thị trường chứng khoán.

Ông Andy Ho - Trưởng bộ phận Đầu tư VinaCapital, cho biết, chúng ta đang ở trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Dịch bệnh đã khiến nhiều quốc gia rơi vào tình trạng khó khăn về kinh tế. Và để hỗ trợ cho kinh tế phục hồi, Chính phủ các nước, đặc biệt là các nước phát triển bắt đầu in tiền mới.

Việc giảm lãi suất tiền gửi so với mức 6-7%/năm như hiện nay có thể khuyến khích dòng vốn tìm đến nhiều kênh đầu tư khác, trong đó có thị trường chứng khoán.

Việc giảm lãi suất tiền gửi so với mức 6-7%/năm như hiện nay có thể khuyến khích dòng vốn tìm đến nhiều kênh đầu tư khác, trong đó có thị trường chứng khoán.

Ông Andy Ho cho rằng, vốn FII hỗ trợ thị trường chứng khoán toàn cầu. Thực tế đã chứng minh, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng Trung ương đã bơm khoảng 2.000 tỷ USD vào các nền kinh tế.

Còn hiện nay một lượng vốn mới khoảng 6.000 tỷ USD được bơm vào thị trường để hỗ trợ kinh tế phục hồi sau dịch và lượng vốn này lớn gấp 3 lần so với cuộc khủng hoảng trước.

Soi lại lịch sử khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy, sau 11 năm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng gấp 5 lần trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ tăng gấp đôi. Rõ ràng là thanh khoản, vốn và tiền được bơm vào các nền kinh tế đã hỗ trợ thị trường chứng khoán nhiều hơn đáng kể do với tăng trưởng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, ông Andy Ho cũng đánh giá, không chỉ đồng nội tệ mà chính trị và môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang rất ổn định. Khi một nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Việt Nam, họ có thể thấy tài sản khấu hao và đồng tiền duy trì ổn định, không bị mất lợi nhuận do tiền đồng mất giá.

Bên cạnh đó, dân số Việt Nam hiện có 97 triệu dân trong đó một nửa dân số ở dưới độ tuổi 35 và thu nhập bình quân nhóm phổ thông ở mức 3.000 USD/năm. Theo thống kê, mức thu nhập này đang tăng dần và theo đó sức mua cũng tăng lên. Đây là “điểm cộng” để thu hút nhiều doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đánh giá thị trường tài chính Việt Nam đang có cơ hội thu hút dòng vốn lớn khi hơn 6.000 tỷ USD đang được bơm vào các nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng Trung ương trên toàn cầu, ông Andy Ho đã đưa ra một loạt kiến nghị.

Hiện nay, trên thế giới, lãi suất tiền gửi, lãi suất trái phiếu ở mức âm trong khi tỷ lệ cổ tức chỉ 1-2%. Tại Việt Nam, lãi suất tiền gửi, lãi suất trái phiếu lên tới 6-7%, tỷ lệ chia cổ tức 3-4%. Thêm vào đó, môi trường chính trị, kinh doanh của Việt Nam rất ổn định, giá trị đồng nội tệ được duy trì.

Về các chính sách vĩ mô, ông Andy Ho kỳ vọng trong 6-12 tháng tới, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng.

Trước thực trạng này, ông Andy Ho kiến nghị giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng so với mức lãi 6-7%/năm phổ biến hiện tại. Khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm, người dân có thể sẽ đầu tư vào những kênh khác nhiều hơn, trong đó có chứng khoán.

Ngọc An

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm