Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thứ tư, 24/04/2024 16:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 24/4, hàng trăm người dân các tộc họ trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) tề tựu về đình làng An Vĩnh dự lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn đã có từ đầu thế kỷ XVII, khi các chúa Nguyễn thành lập “đội Hoàng Sa” gồm 70 dân đinh giỏi nghề đi biển, giương buồm vượt sóng ra khơi tìm kiếm hải vật, sản vật, đo đạc thủy trình, tuần phòng trên biển, đảo, đồng thời cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

thieng lieng le khao le the linh hoang sa hinh 1

Nghi thức tế lễ trước bài vị các hùng binh Hoàng Sa. Ảnh: Báo Quảng Ngãi

Theo các nhà nghiên cứu, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ có trên đảo Lý Sơn. Ở nhiều địa phương dọc theo bờ biển (những nơi có người đi Hoàng Sa, Trường Sa) đều có Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

Tuy nhiên, đến nay, chỉ có Lý Sơn phục hồi, gìn giữ được lễ này một cách hoàn chỉnh, sinh động nhất.

Theo truyền thống, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được Ban khánh tiết đình làng An Vĩnh và các tộc họ tổ chức một cách trang nghiêm, thành kính, với nhiều nghi thức: Lễ yết, Lễ Cung nghinh, Lễ thả thuyền… Một lễ vật không thể thiếu là thuyền câu và bài vị của những binh phu đã bỏ mình nơi dặm dài biển cả.

Sau lễ chánh tế Khao lề thế lính Hoàng Sa, thầy pháp thực hiện các nghi thức thế lính an vị các vong linh chiến sĩ Hoàng Sa trước khi thả thuyền ra biển. Đây là nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn - cúng thế cho người sống để cầu mong bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ.

Kết thúc phần tế lễ, tiếng ốc u được thổi lên từng hồi trầm hùng hiệu lệnh trai tráng trong làng rước mô hình 5 thuyền câu ra biển. Tái hiện lại lễ tiễn đưa các hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa lên đường làm nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc, các thuyền câu trực chỉ Hoàng Sa đầy thiêng liêng và tự hào.

thieng lieng le khao le the linh hoang sa hinh 2

Mô hình thuyền câu tượng trưng cho những đội thuyền Hải đội Hoàng Sa ra khơi bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Ảnh: Báo Quảng Ngãi

Cho đến nay, người dân đất đảo Lý Sơn vẫn còn lưu truyền câu ca: “Hoàng Sa trời nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về/Hoàng Sa mây, nước bốn bề/ Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa”.

Câu ca ấy là lời tóm tắt số phận của những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa từ thuở trước - những người được vua Tự Đức gọi là những “hùng binh”. Hải đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa đã vượt biển trên những chiếc thuyền câu nhỏ bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của dân tộc bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ tráng đinh của 2 làng An Vĩnh và An Hải.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

(CLO) Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong một hang núi (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá). Hơn 70 năm về trước, nơi đây là địa điểm sản xuất ra hàng trăm tấn gang, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, những dấu tích còn lại trong hang đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

(CLO) Vào đầu tháng 5, những cây hoa bằng lăng trên các con phố tại Hà Nội lại đua nhau bung nở khoe sắc tím rực rỡ, mang lại vẻ đẹp nên thơ cho Thủ đô vào những ngày đầu mùa Hè.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa