Thông tuyến bảo hiểm y tế: Không nên mở nửa vời!

Thứ hai, 11/01/2021 12:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia việc thông tuyến BHYT là cần thiết nhưng không nên chỉ đối với bệnh nhân nội trú, bởi điều đó có thể dẫn đến lạm dụng việc nằm viện.

Chính sách thông tuyến bảo hiểm y tế (BHYT), khi người bệnh điều trị nội trú được  bảo hiểm y tế chi trả 100% khi điều trị vượt tuyến lên bệnh viện tuyến tỉnh có hiệu lực từ ngày 1/1.

Cụ thể, người bệnh có thẻ BHYT được tự lựa chọn điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh nào trên toàn quốc.

Dù thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện, nhưng nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, dù không cần giấy chuyển tuyến theo trình tự từ cơ sở y tế tuyến dưới, người bệnh vẫn được coi là điều trị đúng tuyến.

Quy định chi trả BHYT nếu thông thoáng hơn nữa sẽ tốt cho bệnh nhân, bệnh viện và quỹ BHYT (ảnh minh họa).

Quy định chi trả BHYT nếu thông thoáng hơn nữa sẽ tốt cho bệnh nhân, bệnh viện và quỹ BHYT (ảnh minh họa).

Đây là chính sách theo các chuyên gia đã mở rộng quyền lợi cho người bệnh, tạo điều kiện để bệnh nhân tiếp cận dịch vụ y tế tốt hơn ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Anh hùng lao động, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng, thông tuyến bảo hiểm sẽ tạo sự cạnh trạnh giữa các bệnh viện khốc liệt hơn nhưng đó là động lực để phát triển.

“Lúc đầu khi chính sách này đi vào thực tết thì chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt nhưng tôi dự đoán chỉ một thời gian đầu sau đó sẽ đi vào ổn định ở tầm cao mới. Các bệnh viện sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng công nghệ, thuốc men sẽ tốt hơn hẳn để phục vụ nhân dân” – đại  biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nhận định.

Tuy nhiên liên quan đến vấn đề thông tuyến, vị đại biểu Quốc hội này cho rằng: “Vấn đề thông tuyến BHYT mới dừng lại đối với điều trị nội trú trong khi nhu cầu khám bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế mới nhiều.

Ví dụ, người ở Hà Nội đi vào Đắk Lắk công tác, bị bệnh không nặng nhưng cần khám ngay. Tuy nhiên, khám thì không được thông tuyến chỉ có nằm điều trị mới được thông tuyến.

Điều này có hai hệ lụy: Thứ nhất người khám chữa bệnh chưa thực sự được thuận lợi. Hệ luy thứ 2 là tìm cách vào viện để được cấp phát thuốc theo BHYT nên dẫn đến phải nói dối. Điều này sẽ tạo gánh nặng cho bệnh viện và BHYT cũng phải thanh toán nhiều hơn.

Trong khi, nếu BHYT chi trả cho cả điều trị ngoại trú thì người bệnh đến khám, cấp thuốc, mua thuốc về sẽ  nhẹ nhàng hơn nhiều. Nếu quy định như vậy thì khách hàng, bệnh viện cũng nhẹ, BHYT cũng nhẹ đi không phải thanh toán”.

Ông Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh: “Với những bất cập như vậy, tạo sao lại phải quy định như vậy. Nên quy định thông tuyến mở hơn nữa để người bệnh, bệnh viện và BHYT đều được lợi”.

Cũng xung quanh chính sách này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Phạm Văn Học, Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Hùng Vương từng cho rằng đây là một chính sách rất tiến bộ.

Người bệnh sẽ được hưởng lợi nhất, bởi quy định trước đây người bệnh muốn hưởng được dịch vụ cao ở tuyến tỉnh là rất khó khăn.

"Bệnh viện tuyến huyện tự chủ về ngân sách nên trước đây sẽ tìm mọi cách giữ chân người bệnh nhưng với chính sách này, người bệnh sẽ không còn bị bắt làm "con tin" nữa. Họ được quyền lựa chọn lên tuyến tỉnh để được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao.

Trong khi, với quy định này thì quỹ BHYT sẽ không thiệt hại vì hiện BHYT chi tiền theo tình huống kỹ thuật. Nếu có mổ điều trị tại bệnh viện tuyến huyện hay tuyến tỉnh đều được chi trả mức viện phí như nhau" - ông Học cho biết.

Ông Học còn cho rằng, ngày xưa "hàng rào" dựng lên kéo theo sự khiên cưỡng của thầy thuốc. Bệnh viện tuyến dưới không chịu đổi mới vẫn có bệnh nhân để điều trị.

Trong khi bệnh viện tuyến tỉnh muốn tiếp cận bệnh nhân thì bị "hàng rào" ngăn cản.

Ông Phạm Văn Học nhấn mạnh: "Với quy định mới này, nếu bệnh viện huyện không có chính sách phù hợp, không cẩn thận sẽ không có bệnh nhân.

Người bệnh sẽ đi đến bệnh viện tuyến tỉnh điều trị, họ chẳng dại gì mà nằm ở huyện để chấp nhận rủi ro, rất nguy hiểm nếu bệnh viện đó chất lượng khám chữa bệnh kém.

Điều này sẽ kích thích để y tế phát triển. Bệnh viên lề mề, lệ thuộc thì sẽ chịu trận, bị loại khỏi cuộc chơi. Như vậy là tốt chứ không xấu". 

Việc các bệnh viện tuyến huyện muốn cạnh tranh với bệnh viện tuyến tỉnh trong thu hút bệnh nhân tới điều trị là bài toán không hề dề dàng.

Xét tương quan về trang thiết bị, con người thì bệnh viện tuyến tỉnh lâu nay tốt hơn vì thế ưu thế cạnh tranh sẽ lớn hơn.

Khi các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đều tự chủ nên đều có nhu cầu thu hút lượng lớn bệnh nhân đến thăm khám để tăng thu.

Vì thế, bài toán đầu tư nguồn lực đối với bệnh viện tuyến huyện là không hề dễ dàng.

Ông Phạm Văn Học chia sẻ thêm, hầu hết các bệnh viện đã tự chủ nên chiến lược đầu tư của mỗi bệnh viện đòi hỏi phải cân đối theo nhu cầu xã hội.

Một bệnh viện ở vùng sâu, vùng xa nếu đầu tư máy móc hiện đại quá cũng là sai lầm.

Hiện đầu tư phải tính toán, xác định được đối tượng phục vụ và nhu cầu. Nếu xác định sai thì bệnh viện sẽ thất thu.

Bài toán kinh tế trong việc đầu tư và thu hút người bệnh vì thế sẽ phải đặt ra cho tất cả các bệnh viện tuyến huyện. Xu thế này rất tích cực, để các bệnh viện tự đổi mới bản thân.

Trinh Phúc

Tin khác

Ai được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

Ai được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

(CLO) Hiện nay, người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Sức khỏe
Bắc Giang: Tổ chức lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024

Bắc Giang: Tổ chức lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024

(CLO) Hôm nay (7/5/2024), Ban Chỉ đạo (BCĐ) Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh Bắc Giang và BCĐ Vận động HMTN huyện Yên Dũng đã phối hợp tổ chức lễ phát động chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2024 nhân kỷ niệm 161 năm Ngày Chữ thập đỏ (CTĐ) và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5).

Sức khỏe
TP HCM: Không phát hiện ngộ độc tập thể trong vụ việc 82 học sinh nghỉ học cùng lúc

TP HCM: Không phát hiện ngộ độc tập thể trong vụ việc 82 học sinh nghỉ học cùng lúc

(CLO) Mới đây, Sở Y tế TP HCM cho biết đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) làm rõ thông tin 2 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm và có tới 82 học sinh của một trường tiểu học nghỉ học cùng lúc vào ngày 4/5.

Sức khỏe
Lào Cai: Một người bán thuốc lá điện tử cho học sinh bị phạt 4 triệu đồng

Lào Cai: Một người bán thuốc lá điện tử cho học sinh bị phạt 4 triệu đồng

(CLO) Ông Nguyễn Văn Đ. (sinh năm 1975) một chủ quán ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) vừa bị xử phạt 4 triệu đồng vì có hành vi bán thuốc lá điện tử cho học sinh địa phương.

Sức khỏe
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn có tiết canh

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn có tiết canh

(CLO) Chiều 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình (thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Bình) có thông tin ban đầu về vụ việc nhiều người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình).

Sức khỏe