Thu hút FDI: Bài toán mới trong sự thay đổi chiến lược

Chủ nhật, 03/06/2018 08:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã có những thành công về số lượng trong thời gian qua. Tuy vậy, hoạt động FDI còn rất nhiều tồn tại mà chúng ta cần phải khắc phục, như vấn đề về môi trường, chuyển giá, gian lận thương mại, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ...

Sau hơn 30 năm (1987 - 2018) kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời, đến nay khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một khu vực phát triển năng động nhất và ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. 30 năm qua khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kết quả nhất định, giải ngân 172 tỷ USD (7,8%GDP), chiếm 25% tổng vốn đầu tư, kim ngạch xuất khẩu chiếm 72%… 

Đã có nhiều DN Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ khối doanh nghiệp FDI này, thậm chí họ buộc phải bán DN. Trong khi mục tiêu của chính sách thu hút FDI của Việt Nam là thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mở rộng xuất khẩu. 

Hoạt động thu hút FDI liên quan chặt chẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, rõ ràng, thông thoáng, bình đẳng và có khả năng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, các DN FDI vẫn chưa trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế. Mặc dù nguồn vốn FDI trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam chưa nhiều. Nhưng vấn đề cần quan tâm là nguồn vốn đầu tư từ các nước là đối tác của Mỹ như khu vực EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore,… đồng thời là những NĐT hàng đầu vào Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. 

Trong nhiều năm qua, đứng hàng đầu trong danh sách đầu tư trực tiếp vào Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Theo Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia – NCIF, luồng vốn này là khá lớn, song hiện nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể nên cần tính toán được tác động tới mức nào. Thời gian qua, chính sách thu hút FDI đã được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện dần từng bước một cách có hệ thống. 

Mặc dù thành tựu đạt được từ dòng vốn ngoại đã thể hiện những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng thu hút FDI cũng đang bộc lộ không ít hạn chế như vấn đề ô nhiễm môi trường, chuyển giá hoặc sức lan tỏa và mức độ liên kết với doanh nghiệp trong nước chưa được như kỳ vọng.

Báo Công luận
 Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đến và các dân tộc đều bắt đầu cuộc đua này. Việt Nam cũng không ngoại lệ, việc chuyển giao công nghệ cần thực hiện theo hướng khuyến khích liên doanh, liên kết. (Ảnh minh họa)


Nhất là hiện nay, chúng ta đã có hơn 640 nghìn doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, trong đó có nhiều tập đoàn kinh tế mạnh như Vingroup, Vinamilk, TH milk,... đủ năng lực “chèo lái” các lĩnh vực trước đây phải dựa hoàn toàn vào doanh nghiệp FDI. Từ đó đặt ra vấn đề, các cơ quan quản lý cần sớm hình thành định hướng và chính sách mới trong thu hút FDI nhằm hạn chế những bất cập đang tồn tại, tăng sức lan tỏa của dòng vốn này và thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển. Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam phải thoát dần FDI để không phụ thuộc vào quốc gia khác, tuy nhiên phải khẳng định là Việt Nam vẫn rất cần vốn FDI để phát triển nhưng đòi hỏi phải có sự định hướng, chọn lọc kỹ càng.
  

Nói hạn chế, giảm bớt hoạt động DN FDI cũng không hẳn nhưng với độ mở kinh tế cao, nền kinh tế phụ thuộc vào FDI, năng lực cạnh tranh DN Việt thấp khiến tăng trưởng trong nước dù cao nhưng vẫn thiếu bền vững. Thời gian tới, đối với một số lĩnh vực doanh nghiệp trong nước có thể đảm nhiệm thì nên hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài để dành đất cho khối kinh tế “nội” phát triển. 

Bên cạnh đó, trong khi có thể tiếp tục khuyến khích dòng vốn ngoại vào các ngành nghề thu hút nhiều lao động ở những địa phương kém phát triển, cần ưu tiên thu hút FDI ở một số ngành và sản phẩm công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển (R&D),... 

Đến giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả, đã đến lúc cần những định hướng mới cho nguồn vốn này. Nguồn vốn FDI thời gian tới cần hướng đến 4 tiêu chí xanh, sạch (xem xét lý lịch DN đó, đảm bảo hoạt động minh bạch chống chuyển giá); chất lượng (công nghệ cao); và tính lan tỏa vì thời gian qua FDI lan tỏa hỗ trợ công nghệ để DN trong nước phát triển rất mờ. Với độ mở kinh tế hiện nay và những biến động kinh tế thế giới trong khi tình hình thế giới rất phức tạp, nên cần quan tâm tới thị trường trong nước, kiểm soát độ mở, khắc phục những hạn chế nội tại. 

Đồng thời hỗ trợ khu vực DN trong nước phát triển bởi thủ tục hành chính tuy đã được cắt giảm quyết liệt nhưng vẫn còn rườm rà, các chi phí logistics vẫn còn rất cao. Cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đến và các dân tộc đều bắt đầu cuộc đua này. Việt Nam cũng không ngoại lệ, việc chuyển giao công nghệ cần thực hiện theo hướng khuyến khích liên doanh, liên kết. 

Theo đó, ưu tiên DN FDI công nghệ cao, có tính lan tỏa và liên kết sản xuất với cả các DN trong nước. Dù không phân biệt đối xử, nhưng trên thế giới vẫn có sự ưu đãi nhất định đối với DN nội địa, đồng thời cũng có những yêu cầu tập trung hơn cho các DN FDI vào các dự án có thị trường lớn, công nghệ cao, có độ lan tỏa rộng. Thêm vào đó, cũng cần có những quy định về chế độ hạch toán và giải pháp “liên thông” quốc tế để chống chuyển giá... 

Tất cả các yêu cầu đó đòi hỏi các cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu hoàn thiện luật và các điều khoản liên quan đến thu hút và sử dụng vốn FDI nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn này./.

Cẩm Tú


Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp